Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Ba, 10/12/2019 | 12:30 GMT +7

Đề cương ôn tập học kì 1- Lớp 9

  HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I  MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 Phần tiếng Việt: Nội dung: – Mở rộng và trau dồi vốn từ: Trau dồi vốn từ; Sự phát triển của từ vựng; – Tổng kết từ vựng (Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng) […]

 

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I

 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9

  1. Phần tiếng Việt:
  2. Nội dung:

– Mở rộng và trau dồi vốn từ: Trau dồi vốn từ; Sự phát triển của từ vựng;

– Tổng kết từ vựng (Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng)

– Hoạt động giao tiếp: Các phương châm hội thoại; Xưng hô trong hội thoại; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp,…

* Trọng tâm: một số biện pháp tu từ từ vựng, các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

  1. Yêu cầu:

– Học sinh nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng;

– Biết cách làm các dạng bài tập vận dụng:

+ Các bài tập trong phần luyện tập SGK Ngữ văn lớp 9, tập I;

+ Các dạng bài tập bổ sung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng;

– Nhận biết và hiểu tác dụng và vận dụng các đơn vị kiến thức vào tình huống giao tiếp (đặt câu, viết đoạn văn).

  1. phần văn bản:
  2. Nội dung:

– Văn bản nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

– Truyện trung đại Việt Nam: Chuyện người con gái Nam Xương; Các đoạn trích Truyện Kiều (Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Cảnh ngày xuân).

– Truyện hiện đại Việt Nam: Làng; Chiếc lược ngà; Lặng lẽ Sa Pa.

– Thơ hiện đại Việt Nam: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Ánh trăng.

* Trọng tâm: Chị em Thúy Kiều, Lặng lẽ Sa Pa, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá.

  1. Yêu cầu:

– Học sinh nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng: nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản;

– Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện … trong các tác phẩm truyện;

– Học thuộc lòng các đoạn trích truyện thơ, các bài thơ;

– Biết cách làm các dạng bài tập vận dụng:

+ Cảm nhận về chi tiết, hình ảnh, câu thơ, … đặc sắc trong văn bản.

+ Vận dụng kiến thức bài học để giải quyết tình huống thực tiễn cuộc sống.

III. phần tập làm văn :

  1. Văn tự sự:

+ Tóm tắt văn bản tự sự;

+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự;

+ Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.

+ Viết đoạn văn, bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận.

  1. Nghị luận văn học: Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I- VẬT LÍ 9

 I-LÝ THUYẾT

Câu 1: Phát biểu định luật Ôm. Viết công thức của định luật và nêu tên đơn vị các đại lượng.

Câu 2: Điện trở của dây dẫn là gì?

Nêu ý nghĩa của điện trở?

Cách xác định điện trở của dây dẫn.

Câu 3: Viết các công thức của đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.

Câu 4: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào những yếu tố của dây dẫn? Viết biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc ấy. Nêu ý nghĩa của điện trở suất.

Câu 5: Biến trở là gì? Biến trở có tác dụng như thế nào? Cách sử dụng.

Câu 6: Định nghĩa công suất điện. Viết công thức tính công suất điện.

Câu 7: Điện năng là gì?  Định nghĩa công dòng điện.

Viết công thức tính công dòng điện.

Hãy nêu ý nghĩa số đếm trên công tơ điện

Câu 8: Phát biểu định luật Jun-Lenxơ.

Viết công thức của định luật và nêu tên đơn vị các đại lượng.

Câu 9: Trình bày những lợi thế của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu.

Câu 10: Từ trường tồn tại ở đâu? Cách nhận biết từ trường?

Câu 11: Nêu từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. Phát biểu qui tắc nắm tay phải.

Câu 12: Nêu điều kiện sinh ra lực điện từ. Phát biểu qui tắc bàn tay trái.

 

II- BÀI TẬP: Một số bài tập tham khảo

Bài 1: Cho  R1 = 4 và R2 = 6 mắc nối tiếp vào hai điểm A, B có UAB = 18V không đổi.

  1. Tính điện trở tuơng đương và cường độ dòng điện qua đoạn mạch AB.
  2. Mắc thêm R3 = 12song song với R2. Hãy vẽ lại sơ đồ mạch điện, tính điện trở tương đương và công suất tiêu thụ của mạch chính khi đó?

Bài 2: Điện trở R 1 = 30 được mắc vào 2 điểm A, B của nguồn điện có hiệu điện thế  không đổi, cường độ dòng điện qua R 1  là 0,4A.

  1. Tính hiệu điện thế UAB của nguồn điện.
  2. Mắc thêm bóng đèn Đ (9V- 4,5W) nối tiếp với R1. Tính điện trở của đèn. Nhận xét độ sáng của đèn? Giải thích?

Bài 3: Mạch  điện  gồm một  bóng đèn dây tóc có ghi 6V-3W mắc nối tiếp với một biến trở vào hiệu điện thế 9V không đổi.

  1. Vẽ sơ đồ mạch điện đó.Tính điện trở của đèn và cường độ dòng điện khi đèn sáng bình thường.
  2. Tính điện trở và công suất tiêu thụ của biến trở khi đó.
  3. Biến trở trên làm bằng hợp kim ni kê lin có điện trở suất là 0,4.10-6 m và điện trở lớn nhất là 20,tiết diện đều là 0,5mm2.tính chiều dài của dây biến trở đó.

Bài 4: Có ba bóng đèn: Đ1 (100V- 60W), Đ2 (100V- 100W), Đ3 (100V- 80W). Được mắc song song với nhau và mắc vào nguồn điện U = 100V.

  1. Tính điện trở của mỗi bóng đèn và điện trở tương đương toàn mạch.
  2. Tính cường độ dòng điện qua mỗi bóng.
  3. Tính tiền điện phải trả trong tháng nếu cả ba bóng trên thắp sáng liên tục 3 tiếng đồng hồ một ngày. Giá tiền điện 1KWh = 700đồng (cho rằng 1 tháng có 30 ngày).
  4. Bỏ đèn Đ3 đi, mắc nối tiếp hai đèn một và hai rồi mắc vào nguồn điện 220V. Hỏi đèn có sáng bình thường không? Tại sao?

 

Bài 5: Treo thanh nam châm gần ống dây (hình bên)

Đóng mạch điện

a. Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm

b. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng sẻ xảy ra như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 6: Hãy xác định các thông tin còn thiếu (chiều đường sức từ-chiều dòng điện – chiều lực điện từ) trong các hình vẽ sau:

 

 

  1. e) f)

 ————————————–Hết———————————-

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – TOÁN 9

  1. ĐẠI SỐ:

I/ LÝ THUYẾT:

  1. ĐN căn bậc hai bậc hai, căn thức bậc hai. Điều kiện xác định . Hằng đẳng thức ;
  2. Các phép biến đổi căn thức bậc hai;
  3. Khái niệm hàm số, hàm số bậc nhất;
  4. Cho hàm số y = ax + b, khi nào hàm số là hàm bậc nhất, khi nào hàm số đồng biến, nghịch biến;
  5. Đồ thị hàm số y = ax + b, cách vẽ;
  6. Vị trí tương đối giữa 2 đường thẳng y = ax + b, y = ax + b’;
  7. CÁC DẠNG BÀI TẬP:
  8. Bài tập về tính, rút gọn biểu thức;
  9. Bài tập tính giá trị biểu thức khi biết giá trị của biến;
  10. Bài tập về giải phương trình;
  11. Bài tập về giải bất phương trình;
  12. Bài tập về tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức, tìm giá trị của biến để biểu thức nguyên;
  13. Bài tập về đồ thị hàm số: vẽ đồ thị, tìm tọa độ giao điểm, tìm giá trị của tham số, tính độ dài các đoạn thẳng, diện tích, số đo góc…
  14. Bài tập về quan hệ song song, trùng nhau, giao nhau của hai đường thẳng.
  15. HÌNH HỌC:
  16. LÝ THUYẾT:
  17. Hệ thức giữa cạnh, đường cao và góc trong tam giác vuông;
  18. Tỉ số lượng giác của góc nhọn;
  19. Tính chất đối xứng của đường tròn;
  20. Liên hệ giữa đường kính và dây, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ dây đến tâm;
  21. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn, giữa 2 đường tròn;
  22. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến, tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau.
  23. CÁC DẠNG BÀI TẬP:
  24. Tính độ dài đoạn thẳng, tính độ lớn của góc;
  25. Biến đổi các biểu thức về tỉ số lượng giác của góc nhọn;
  26. Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau;
  27. Chứng minh các đường thẳng vuông góc, song song…
  28. Chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn;
  29. Chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.

Các bài tập cụ thể: Xem lại các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.

 

CÁC BÀI TẬP THAM KHẢO

  1. PHẦN ĐẠI SỐ:

Bài 1: Thực hiện phép tính

a) e)
b) f)
c) g)
d) h)

Bài 2: Rút gọn các biểu thức.

  1. a) Với x  2
  2. b) Với a > 3b > 0
  3. c)   Với x  2

Bài 3:  Cho biểu thức  A =

  1. a) Rút gọn A;
  2. b) So sánh giá trị của A với 2;
  3. c) Tính giá trị của A tại x = 9+4;
  4. d) Tìm các giá trị nguyên của x để A có giá trị nguyên.

Bài 4:   1) Tính giá trị của biểu thức B= khi x =

2) Cho biểu thức  C =

  1. a) Tìm điều kiện xác định của C;
  2. b) Rút gọn biểu thức C;
  3. c) Tính giá trị của biểu thức C tại x = ;
  4. d) Tìm giá trị của x để  C  > 3;
  5. e) Tìm giá trị của x để

Bài 5: Cho biểu thức: D =

  1. a) Tìm điều kiện xác định của D;
  2. b) Rút gọn D;
  3. b) Tính giá trị của D với x= 4 – 2;
  4. c) Tìm giá trị nhỏ nhất của D.

Bài 6: Cho biểu thức : B  =

  1. a) Tìm TXĐ rồi rút gọn biểu thức B; b) Tính giá trị của B với x =3;
  2. c) Tìm giá trị của x để .

Bài 7: Cho biểu thức :   P =

  1. a) Tìm TXĐ; b)  Rút gọn P;                c)  Tìm x để P = 2.

Bài 8: Cho biểu thức:       Q = (

  1. a) Tìm TXĐ rồi rút gọn Q; b) Tìm a để Q dương;
  2. c) Tính giá trị của biểu thức biết a = 9- 4.

Bài 9 : Cho biểu thức :  K =

  1. a) Tìm x để K có nghĩa; b) Rút gọn K; c) Tìm x khi K= ;
  2. d) Tìm giá trị lớn nhất của K.

Bài 10 : Cho biểu thức:   G=

a)Xác định x để G tồn tại;                          b)Rút gọn biểu thức G;

c)Tính giá trị của G khi x = 0,16;               d)Tìm gía trị lớn nhất của G;

e)Tìm x Î Z để G nhận giá trị nguyên;

f)Chứng minh rằng : Nếu 0 < x < 1 thì M nhận giá trị dương;

g)Tìm x để G nhận giá trị âm;

Bài 11 : Cho biểu thức:     P=   Với x ≥ 0 ; x ≠ 1

a)Rút gọn biểu thức trên;                  b)Chứng minh rằng P > 0 với mọi x≥ 0 và   x ≠ 1.

Bài 12: cho biểu thức        Q=

a)Tìm a dể Q tồn tại;

b)Chứng minh rằng Q không phụ thuộc vào giá trị của a.

Bài 13: Cho biểu thức  :

A=

a)Rút gọn A                             b)Tìm các số nguyên dương x để y = 625 và A < 0,2

 

Bài 14 :  Giải các phương trình:

; ;
; ;
;
.

Bài 15: Cho 2 hàm số y = 2x + 2 (1)  và y =  x – 2 (2)

  1. a) Vẽ đồ thị (1) và (2) trên cùng một hệ trục tọa độ;
  2. b) Gọi giao điểm của các đường thẳng có phương trình (1) và (2) với trục Ox lần lượt tại A và B. Giao điểm của 2 đường thẳng đó là C. Tính diện tích và chu vi của tam giác ABC;
  3. c) Tính góc tạo bởi đường thẳng (1) và (2) với trục Ox.

Bài 16: Cho hàm số y = (m – 1)x + m + 2 (3)

  1. Tìm m để hàm số (3):
  2. a) Là hàm số bậc nhất;
  3. b) Nghịch biến;
  4. c) Đồng biến.
  5. Tìm m để đồ thị hàm số (3) là đường thẳng:
  6. a) Đi qua hai điểm A (2; -3);
  7. b) Song song với đường thẳng y = 2x – 1;
  8. c) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1-;
  9. d) Cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2+;
  10. e) Cắt đường thẳng y = 2x – 3 tại 1 điểm có hoành độ bằng 1;
  11. f) Tạo với trục Ox một góc bằng 450;
  12. g) Đồng quy với các đường thẳng y = 2x +1 và y = 4x – 5.
  13. Chứng minh rằng đồ thị hàm số (3) là đường thẳng luôn đi qua 1 điểm cố định với mọi giá trị của m.

Bài 17:  Viết phương trình đường thẳng (d) biết rằng đường thẳng (d):

  1. a) Đi qua hai điểm A(-1;2) và song song với đường thẳng y = 3x – 2;
  2. b) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3;
  3. c) Cắt đường thẳng -2y + x – 3 = 0 tại 1 điểm nằm trên trục tung.

 

  1. PHẦN HÌNH HỌC

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH sao cho BH = 4cm, CH = 9cm. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC.

  1. a) Giải tam giác ABC;
  2. b) Tính độ dài DE;
  3. c) Các đường thẳng vuông góc với DE tại D và tại E lần lượt cắt BC tại M, N. Chứng minh M là trung điểm của BH và N là trung điểm của CH;
  4. d) Tính diện tích tứ giác DENM.

Bài 2 : Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 6cm, AC = 8cm.

  1. a) Tính BC, ;
  2. b) Phân giác của góc A cắt BC tại D. Tính CD;
  3. c) Từ D kẻ DE và DF lần lượt vuông góc với AB, AC. Tứ giác AEDF là hình gì ? Tính chu vi và diện tích tứ giác AEDF;
  4. d) Lấy M bất kì trên BC (không trùng với B và C). Gọi hình chiếu của M trên AB và AC lần lượt là P và Q. Tìm vị trí của M để PQ có độ dài nhỏ nhất, tính giá trị nhỏ nhất đó.

Bài 3: Cho đường tròn (O; R), H là điểm bên trong đường tròn (H không trùng với O). Vẽ đường kính AB qua H (HB < HA). Vẽ dây CD vuông góc với AB tại H. Chứng minh rằng:

  1. a) Góc BCA = 900;
  2. b) HD = HB.HA
  3. c) Biết OH = . Tính diện tích ACD theo R.

Bài 4: Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD vuông góc với AB tại I (IA < IB).

Gọi E là giao điểm của hai tia DA, BC và H là hình chiếu của E trên đường thẳng AB.

  1. a) Chứng minh bốn điểm A, E, C, H cùng thuộc một đường tròn.
  2. b) Chứng minh: EA.ED = EB.EC.
  3. c) Cho biết IB=6cm, . Tính diện tích tứ giác ACBD;
  4. d) Chứng minh HC là tiếp tuyến của đường tròn tâm (O).

Bài 5:Cho đường tròn tâm O đường kính AB và một điểm C trên đường tròn. Từ O kẻ một đường thẳng song song với dây AC, đường thẳng này cắt tiếp tuyến tại B của đường tròn ở điểm D. Chứng minh:

  1. a) OD là phân giác góc BOC.
  2. b) CD là tiếp tuyến của đường tròn.

Bài 6: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E, F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A, B đến d, Gọi H  là chân các đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh :

  1. a) CE = CF;
  2. b) AC là tia phân giác của góc BAE;
  3. c) CH2 = AE. BF

Bài 7: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Vẽ đường tròn (A; AH). Kẻ các tiếp tuyến BD; CE với đường tròn (D; E là các tiếp điểm khác H). Chứng minh rằng:

  1. a) BD + CE = BC;
  2. b) Ba điểm D, A, E thẳng hàng;
  3. c) DE là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính BC.

Bài 8: Cho đường tròn (O;R). Từ điểm A nằm bên ngoài đường tròn kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B và C là các tiếp điểm). Gọi H là trung điểm của BC.

  1. a) Chứng minh bốn điểm A, B, C, O thuộc một đường tròn;
  2. b) Chứng minh ba điểm A, H, O thẳng hàng. Kẻ đường kính BD của đường tròn (O; R). Vẽ CK vuông góc với BD. Chứng minh AC.CD = CK.AO;
  3. c) Gọi giao điểm của đoạn thẳng AO với đường tròn tâm O là N. Chứng minh N là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC;

Bài 9: Cho 2 đường tròn (O; R), (O; R) tiếp xúc ngoài tại A kẻ đường kính AOB, AOC. Gọi DE là tiếp tuyến chung của 2 đường tròn ( D (O), E (O); Gọi M giao của BD và CE).

  1. a) Tính số đo góc DAE;
  2. b) Tứ giác ADME là hình gì ? Vì sao?
  3. c) Chứng minh MA là tiếp tuyến chung của 2 đường tròn;
  4. d) Chứng minh MD=MC.ME;
  5. e) Tính độ dài các cạnh của ∆ADE theo R và R’.

Bài 10: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ tiếp tuyến Ax, By cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Lấy điểm M bất kì trên nửa đường tròn, kẻ tiếp tuyến tại M với nửa đường tròn cắt Ax tại C và cắt By tại D.

  1. a) Chứng minh rằng CD = AC + BD;
  2. b) Tính số đo góc DOC;
  3. c) AD cắt BC tại N, chứng minh MN//AC;
  4. d) MN cắt AB tại H. Chứng minh: N là trung điểm của MH.

Bài 11: Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB = 2R. Kẻ hai tiếp tuyến ,  của nửa đường tròn (O) tại A và B (,  và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB). Qua điểm M thuộc nửa đường tròn (M khác A và B), kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, cắt tiavà theo thứ tự tại C và D.

  1. Chứng minh tam giác COD vuông tại O;
  2. Chứng minh ;
  3. Kẻ  Chứng minh rằng BC đi qua trung điểm của đoạn MH.

Bài 12: Cho hai đường tròn ( O ) và ( O ) tiếp xúc ngoài tại A, BC là tiếp tuyến chung ngoài,. Tiếp tuyến chung trong tại A cắt BC ở M. Gọi E là giao điểm của OM và AB, F là giao điểm của  OM và AC.

 

  1. Chứng minh rằng tứ giác AEMF là hình chữ nhật.
  2. Cho và OA = 18 cm. Tính độ dài đoạn EA.
  3. Chứng minh rằng OOlà tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.

Bài 13: Cho ( O ; R ) , một đường thẳng d cắt đường tròn (O) tại C và D, lấy điểm M trên đường thẳng d sao cho D nằm giữa C và M, Qua M vẽ tiếp tuyến MA, MB với đường tròn . Gọi H là trung điểm của CD, OM cắt AB tại E. Chứng minh rằng:

a, AB vuông góc với OM.

b, Tích OE . OM không đổi.

c, Khi M di chuyển trên đường thẳng d thì đường thẳng AB đi qua một điểm cố định.

Bài 14: Cho nửa đường tròn (0) đường kính AB; Ax là tiếp tuyến của nửa đường tròn . Trên nửa đường tròn lấy điểm D ( D khác A,B ) tiếp tuyến tại D của (0) cắt Ax ở S.

a, Chứng minh S0 // BD

b, BD cắt AS ở C chứng minh SA = SC

c, Kẻ DH vuông góc với AB; DH cắt BS tại E . Chứng minh E là trung điểm của DH

Bài 15. Cho đường tròn tâm O, bán kính R = 6cm và điểm A ở bên ngoài đường tròn.Từ A vẽ

tiếp tuyến AB (B là tiếp điểm) và cát tuyến bất kỳ ACD (C nằm giữa Avà D). Gọi I là

trung điểm của đoạn CD.

1)  Biết AO = 10cm. Tính độ dài AB, số đo góc OAB (làm tròn đến độ).

2)  Chứng minh bốn điểm A, B, O và I cùng thuộc một đường tròn.

3)    Chứng minh:  .

4)  Chứng minh: tích AC.AD không đổi khi C thay đổi trên đường tròn (O).

Bài 16. Cho đường tròn tâm O, bán kính OA = 6 cm. Gọi H là trung điểm của OA, đường thẳng vuông góc với OA tại H cắt đường tròn (O) tại B và C. Kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O) tại B cắt đường thẳng OA tại M.

  1. a) Tính độ dài MB.
  2. b) Tứ giác OBAC là hình gì? vì sao?
  3. c) Chứng minh MC là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Bài 17. Cho tam giác ABC có AB = 3cm, AC = 4 cm; BC = 5cm.Kẻ AH vuông góc với BC. (H thuộc BC)

  1. Tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao?
  2. Tính AH, góc B và C
  3. Vẽ đường tròn (B;BH) và đường tròn (C;CH). Từ điểm A lần lượt vẽ các tiếp tuyến AM và AN của đường trong (B) và (C). Tính góc MHN?

Bài 18. Cho đường tròn (O;R), đường kính AB, dây cung BC =R.

a, Tính các cạnh và các góc chưa biết của DABC theo R.

b, Đường thẳng qua O vuông góc với AC cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) ở D.

Chứng minh OD là đường trung trực của đoạn AC.

Tam giác ADC là tam giác gì?  Vì sao?

c, Chứng minh DC là tiếp tuyến của đường tròn (O).

d, Đường thẳng OD cắt đường tròn (O) tại I. Chứng minh I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ADC

Bài 19. Cho (O,R), lấy điểm A cách O một khoảng bằng 2R. Kẻ các tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Đoạn thẳng OA cắt đường tròn (O) tại I. Đường thẳng qua O và vuông góc với OB cắt AC tại K.

  1. a) Chứng minh: Tam giác OBA vuông tại B  và Tam giác OAK cân tại K.
  2. b) Đường thẳng KI cắt AB tại M. Chứng minh rằng KM là tiếp tuyến của đường tròn (O).
  3. c) Tính chu vi tam giác AMK theo R

Bài 20.Cho hai đường tròn (O) và (O’) có O; O’cố định ; bán kính thay đổi ; tiếp xúc ngoài nhau tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài DE, D (O), E(O’) (D, E là các tiếp điểm). Kẻ tiếp tuyến chung trong tại A, cắt DE ở I. Gọi M là giao điểm của OI và AD, N là giao điểm của O’I và AE.

a/ Chứng minh I là trung điểm của DE.

b/ Chứng minh tứ giác AMIN là hình chữ nhật.Từ đó suy ra hệ thức IM. IO = IN.IO’

c/ Chứng minh OO’ là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính DE

d/ Tính DE, biết OA = 5cm , O’A = 3cm.

………………………. Hết ……………………

 

MÔN:  TIẾNG ANH 9 (Chương trình 10 năm)

  1. Grammar:
  2. Tenses: ( HS ôn lại các thì đã học)
  3. Complex sentences (Câu phức): Là câu có một mệnh đề độc lập và một (hoặc nhiều hơn một) mệnh đề phụ thuộc. Có các loại mệnh đề phụ thuộc sau:

– Dependent clauses of concession (Mệnh đề phụ thuộc chỉ sự nhượng bộ): thường bắt đầu bằng although, though, even though (mặc dù)

Eg: Although she was tired, she finished her work on time.

– Dependent clauses of purpose  (Mệnh đề phụ thuộc chỉ mục đích): thường bắt đầu bằng so that hoặc in order that (để)

Eg: The artisan moulded the clay so that/ in order that he could make a mask

– Dependent clauses of reason (Mệnh đề phụ thuộc chỉ lý do): thường bắt đầu bằng because, since, as (bởi vì)

Eg: Since it was raining, we cancelled the trip to the beach.

– Dependent clauses of time (Mệnh đề phụ thuộc chỉ thời gian): thường bắt đầu bằng when, while, before, after, as soon as (ngay sau khi),..

Eg: When I have free time, I usually go the cinema.

  1. Phrasal verbs (Cụm động từ)

– set up: bắt đầu, dựng lên                           – take off: cởi, tháo ra , cất cánh (máy bay)

– set off: lên đường, khởi hành                    – take over: điều hành, nắm quyền kiểm soát

– put on: đội vào, mặc vào                          – dress up: ăn mặc đẹp

– get up: ngủ dậy                                         – put sth down: ghi chép lại

– get on : tiến bộ                                       – wake up: đánh thức

– get over: vượt qua                                    – pull down: kéo xuống, phá

– find out: tìm ra                                         – grow up: lớn lên, trưởng thành

– bring out: xuất bản                                   – go on: tiếp tục

– turn up: đến                                              – turn on/ off: bật lên/ tắt đi

– turn down: từ chối                                   – show around: dẫn đi chơi/ xem…

– give up: từ bỏ                                          – deal with: giải quyết, đối phó với

– live on: sống nhờ, sống dựa vào …         – think over: cân nhắc

– keep up with: theo kịp , sánh kịp             – look through: đọc

– run out of: hết, cạn kiệt                            – look up: tra từ điển

– get on well with: hòa hợp với ai              – put up with:  chịu đựng với

– cheer sb up: làm ai vui lên                       – look forward to: mong chờ, trông mong

– face up to: đương đầu, đối mặt với          – break down: làm hỏng

– pass down: truyền (từ thế hệ ..)               – apply for: nộp đơn xin việc

– close down: phá sản, đóng cửa               –  look after: trông nom, chăm sóc

  1. Comparison of adjectives and adverbs (So sánh của tính từ và trạng từ)

– So sánh hơn có thể được nhấn mạnh thêm bằng cách cộng  much/ a lot, hoặc giảm nhẹ bằng cách cộng thêm a bit/ a little/ slightly vào trước hình thức so sánh hơn.

Eg: Her English is much better than mine.

Long is a bit taller than me

– Ta cũng có thể thêm  by far/ first/ second/ third trước so sánh hơn nhất để nhấn mạnh

Eg: China is by far the most populous country in the world.

Canada is the second largest country in the world.

  1. Reported speech (Lời nói gián tiếp):
  2. Statements (Câu trần thuật)

Eg : Lan said “ I like sciences ”

Lan said (that) she liked sciences

  1. Reported questions (Câu hỏi gián tiếp)

* Yes/ No questions :

Eg : She asked me “ Do you live here ?”

She asked me if/ whether  I lived there.

S + asked +( me/him/her…) +  if/whether + S + V (lùi thì)

 

* Wh – questions :

Eg : She asked me “ Where do you live ?”

She asked me where I lived.

 

S + asked + ( me/ him/ her…) + wh + S + V (lùi thì)

 

  1. Reported questions with question words before to-infinitive (page 29, 30)

Eg : “ What should I do ?” she said.

She wondered what to do

“ Should I tell my parents what I really think ?” she wondered.

She wondered whether to tell her parents what she really thought.

  1. Used to/ didn’t use to + infinitive: Chỉ một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra trong quá khứ và bây giờ không còn nữa.
    Eg: – When David was young, he used to swim once a day
    – He didn’t use to smoke.
  2. Wish for the present (Điều ước ở hiện tại)

Eg: I wish I were on the beach now.

I wish I were playing on the beach with my friends now.

– Với be sau wish  khi viết ta dùng là were ở tất cả các ngôi.

– Ta dùng thì quá khứ đơn khi nói về điều ước ở hiện tại hoặc thì quá khứ tiếp diễn khi ước điều gì đó đang xảy ra ở hiện tại.

  1. Impersonal passive with “It”

Eg:       They think that he is a brilliant student.

It is thought that he is a brilliant student.

People are saying that another  sculpture will be built in the city centre.

It is being said that another  sculpture will be built in the city centre.

People have reported that Thien Duong  is the longest cave in Viet Nam

It has been reported that Thien Duong  is the longest cave in Viet Nam

Form:

 It + (be + PII) (tùy thời) +  (said/ thought/ believed/ reported/…)  + that + S + V

  1. Suggest + Ving/ clause with should

Eg: My father suggests going by plane.

My father suggests that we should go by plane.

Form:

S + suggest + Ving

            S + suggest + (that) + S + ( should ) + infinitive

  1. Adjective + to-infinitive/ Adjective + that-clause

Eg:  It is necessary for me to learn English

I am happy to see you

I am happy that you passed the exam

Form:

               It + be + adjective + (for sb) + to-infinitive

               S + be + adjective + to-infinitive

               S + be + adjective + that – clause

  1. EXERCISES FOR REVISION

Part 1. Speaking (25%)

Part 2. Listening (25%): Types of listening exercises

  1. Listen and fill the gaps.
  2. Listen and answer the questions
  3. Listen and choose the best answers
  4. Listen and decide T/F

Part 3. Reading: (25%)

  1. Read the following passage and mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct  answer to each of the following questions.

    The first school for blind, deaf and mute children in the Tibet Autonomous Region celebrated its first anniversary on Friday. The school is built in the eastern suburb of Lhasa, capital of Tibet, and is designed to hold 200 students. It covers 20,000 square meters.The school curriculum includes Braille and sign language training, Tibetan, mathematics, writing, ethics training, physical education, arts, handicrafts, speech and walking courses. At the celebration, the audience was touched by a silent song expressed by the students with sign language. BaibaToinzhub, a 10-year-old blind child, can speak fluent Chinese and is good at singing and dancing. He told the visitors that life in the boarding school was comfortable.

  1. What type of students attend the school?
  2. Children who cannot see, hear, or speak.
  3. Children who live in the Tibet Autonomous Region.
  4. Children with a variety of disabilities.
  5. Children who are visually impaired.
  6. The school is located in ______.
  7. the capital of Tibet B. the eastern of Tibet
  8. 20,000 square meters D. the suburb of the capital of Tibet
  9. The school is ______.
  10. built in Tibet B. able to hold 200 students
  11. 20,000 square kilometers in area D. the first boarding school in Tibet
  12. Which subject is taught in the school?
  13. Computers B. Physics C. Foreign languages       D. Braille
  14. Which of the following is NOT true?
  15. Life in the boarding school is comfortable.
  16. Tibet’s first deaf-mute school celebrated its 10th birthday.
  17. BaibaToinzhub can sing and dance very well.
  18. The visitors were touched by a silent song.

 

  1. Read the passage carefully and decide if the statements are TRUE or FALSE.

Living in the country is something that people from the city often dream about. However, in reality it has both advantages and disadvantages of living in the countryside, first, people can enjoy peace and quiet. Second, there is less traffic, so it is safer for young children. Third, everything in the country is cheaper than that in the city.

However, children can’t get better entertainment in the countryside. It is also difficult to have good conditions for health care and education here. In addition, people in the countryside have to work very hard to earn a living. That is the reason why more and more young people leave the country for the town to find better jobs.

  1. One of the advantages of living in the countryside is that people can enjoy peace and quiet.
  2. There is no traffic in the countryside.
  3. There are many types of entertainment for children in the countryside.
  4. People in the countryside work so hard that many young people have to find better jobs in the city

 

  1. Choose the best answer to complete the passage:

 

Many visitors come to Tatterbridge to see the wonderful art galleries and museums, the beautiful buildings and the fantastic parks. Few people go outside the city, and so they miss out on (1)……….. the scenery and the fascinating history of this beautiful area. This brochure will tell you what you can see if you (2)………. a short bus ride of the city.

The beautiful village of Tatterbridge was home to the children’s writer Jane Potter, whose stories of Benjamin Bear (3)……. loved by adults and children around the world. Jane Potter’s home is now a museum and tea shop, and is well worth a visit just for its wonderful gardens. It also has a gift shop where you can buy (4)…………… and books. Tatterbridge has a number of interesting shops including an excellent cake shop, and ‘Wendy’s Giftshop’ where you can find lots of unusal gifts made (5)………….. hand by local artists. Lovers of Jane Potter’s books should also walk to the Green Valley woods, which have not changed since Jane Potter wrote her stories there one hundred years ago.

1. A. Understanding B. questioning C. welcoming D. experiencing
2. A. bring B. take C. drive D. sail
3. A. Be B. have C. are D. been
4. A. souvenirs B. materials C. costumes D. vegetables
5. A. At B. with C. by D. in

 

 

Part 4: Writing (25%)

  1. Complete the second sentence so that it has the same meaning as the first one
  2. ‘Should I tell this to him?’ She asked herself.

-> She wondered …………………………………..

  1. Scientists have discovered that there is water on Mars.

->    It has been ………………………………………………………………………………….

  1. They want to win the competition.

-> They wish ……………………………….

  1. The teacher says that no student in the school is noisier than I am.

->  The teacher says that I’m …………………………..

  1. They say that he invented the digital camera.

->    It is …………………………………………………………………………………………

  1. People reported that thousands of visitors come to enjoy breathtaking views of Ha Long Bay every year.

-> It ………………………………………….

  1. Why don’t we go there by bus ?

->    He suggests ……………………………………………………………………………….

  1. Did you always cry when you were small? (use)

-> Did you ………………………………………….?

  1. There aren’t any rivers in my city.

->   I wish ……………………………………………………………………………………..

  1. “ What should I wear to his wedding party ?” She asked.

->    She wondered …………………………………………………………………………….

  1. She and her husband often have quarrels.

->    She doesn’t ………………………………………………………………………………

  1. We will have to phone you first. Then we will organize the trip.

->   Before we ………………………………………………………………………………..

  1. “Do you drink 2 liters of water a day?” The doctor asked her

-> The doctor asked her ………………………………………………………………………

  1. I think Vung Tau City is the most “liveable” city in Vietnam.

->   I think there is no …………………………………………………………………………..

  1. “She can keep calm even when she has lots of pressure” John said

-> John said ………………………………………………………………..

  1. All the family members don’t seem to have a good relationship with one another. (GET)

->  All the family members ……………………………………………………………………

  1. They started this factory 30 years ago. ( SET )

->    They……….……………………………………………………………………………..

  1. We don’t have any tea left. ( RUN )

->    We……………………………….…………………………………………………………..

  1. I expect to hear from you soon . ( LOOK )

->    I……. ……………………………………………………………………………………….

  1. When did you begin your journey to Da Lat ? ( SET )

->   When did you  ………………………………………………………………. ?

 

  1. Reoder the words to make complete sentences:
  2. wonders/ I / about/ found/ out/ the/ world/ Internet / of / on/ the/
  3. are/ so/ You/ fast/ that/ walking/ can’t/ keep/ up/ I/ you / with/
  4. turned/ offered/ down/ the/ job/ She/ they/ her/
  5. have/ book/ just/ children/ brought/ another/ out / for /They/
  6. in/ village/ People/ live/ the/ on/ rice/ and/ growing/ cattle/ raising/

 

ANSWER KEY :

III. Reading:

  1. Read the following passage and mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct  answer to each of the following questions.
  2. A. Children who cannot see, hear, or speak.
  3. D. the suburb of the capital of Tibet
  4. B. able to hold 200 students
  5. D. Braille
  6. B. Tibet’s first deaf-mute school celebrated its 10th birthday.

 

  1. Read the passage carefully and decide if the statements are TRUE or FALSE.
  2. T 2. F   3. F     4. T
  3. Choose the best answer to complete the passage:
  4. D 2. B 3. C            4. A         5. C

 

  1. Writing
  2. Finish the second sentence so that its meaning stays the same as the first one
  3. She wondered if/ whether to tell that to him.
  4. It has been discovered that there is water on Mars.
  5. They wish they won the competition.
  6. The teacher says that I’m the noisiest student in the school.
  7. It is said that he invented the digital camera.
  8. It was reported that thousands of visitors come to enjoy breathtaking views of Ha Long Bay every year.
  9. He suggests going there by bus. / He suggests that we (should) go there by bus.
  10. Did you use to cry when you were small?
  11. I wish there were (some) rivers in my city.
  12. She wondered what to wear to his wedding party.
  13. She doesn’t get on well with her husband.
  14. Before we organize the trip, we will phone you.
  15. The doctor asked her if/whether she drank 2 liters of water a day.
  16. I think there is no city in Viet Nam more liveable than Vung Tau City / I think there is no city in Viet Nam as liveable as Vung Tau City.
  17. John said she could keep calm even when she had lots of pressure.
  18. All the family members don’t seem to get on well with one another.
  19. They set up this factory 30 years ago.
  20. We run out of tea.
  21. I look forward to hearing from you soon .
  22. When did you set off for Da Lat ?
  23. Reoder the words to make complete sentences:
  24. I found out about wonders of the world on the Internet.
  25. You are walking so fast that I can’t keep up with you.
  26. She turned down the job they offered her.
  27. They have just brought out another book for children .
  28. People in the village live on growing rice and raising cattle.

                                                           —————THE END————-

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – SINH HỌC 9

  1. LÝ THUYẾT
  2. 1. Thế nào là phép lai phân tích? Tương quan trội-lặn của tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất.
  3. 2. Phát biểu quy luật phân li độc lập. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.

3.Trình bày diễn biến biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào. Cho biết ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

  1. Gen là gì? Giải thích bản chất mối liên hệ giữa gen và tính trạng
  2. Protein có những dạng cấu trúc nào? Lấy chức năng của protein.
  3. 6. Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào?
  4. 7. Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.
  5. Vì sao việc nghiên cứu di truyền ở người gặp khó khăn? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người?
  6. BÀI TẬP

– Xác định số lượng NST của một tế bào trong các kỳ của nguyên phân.

– Bài tập vận dụng cấu trúc của ADN tính tổng số nucleotit, số Nu từng loại và chiều dài của ADN (gen); số lượng nucleotit môi trường nội bào cung cấp sau k lần nhân đôi.

– Vận dụng nguyên tắc tổng hợp ARN để xác định số Nu của ARN.

———————— Hết ———————-

 

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 9

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. Chiến tranh lạnh
  3. Hội nghị I-an-ta
  4. Tổ chức : EU, ASEAN, LHQ.
  5. Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
  6. TỰ LUẬN
  7. Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đầu thế kỉ XX. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
  8. Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX và giải thích nguyên nhân của sự phát triển. Nêu hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Nhật Bản với Việt Nam.
  9. Hãy trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?
  10. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào ? Nêu những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.

 

MÔN HÓA HỌC 9
PHẦN LÝ THUYẾT
 

  1. Tính chất hoá học chung của các loại chất: Oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim.
  2. Tính chất vật lý, hoá học, điều chế (nếu có trong chương trình), ứng dụng của các chất cụ thể: Oxit (SO2, CaO), axit (H2SO4), bazơ (NaOH, Ca(OH)2), kim loại (Al, Fe), phi kim (Cl2).
  3. Dãy hoạt động hoá học của kim loại và ý nghĩa của nó.
  4. Hợp kim sắt (Gang, thép); Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
  5. PHẦN BÀI TẬP
  6. Dạng 1. Viết phương trình hoá học hoặc viết PTHH biểu diễn sự chuyển đổi hoá học.
  7. Dạng 2: Nêu và giải thích hiện tượng
  8. Dạng 3: Bài tập nhận biết, tách chất
  9. Dạng 4: Bài toán liên quan đến nồng độ dung dịch.
  10. Dạng 5: Bài toán hỗn hợp.
  11. Dạng 6: Bài toán lượng dư.
  12. Dạng 7. Xác định công thức hoá học của chất.

———————————— Hết ————————————

 

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 9

  1. Nội dung trọng tâm:

– Bài 2:  Tự chủ

Câu 1:Thế nào là tự chủ?

Câu 2: Biểu hiện của người biết tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ đối với cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội?

Câu 3: Giải thích vì sao con người cần phải biết tự chủ, biết tỏ thái độ đồng tình hay phê phán với một số biểu hiện đúng và chưa đúng?

+ Biết vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một số tình huống cụ thể của  bản thân trong học tập lao động và sinh hoạt

– Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Câu 1: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Nêu ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

Câu 2: Kể tên một số nước trong khu vực và trên thế giới có quan hệ hữu nghị với nước ta ( Lào, Cu Ba, Ấn Độ, Nhật Bản, Ba Lan…)?

Câu 3: Học sinh cần làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và học  sinh các nước khác?

+ Biết vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một số tình huống cụ thể .

Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Câu 1: Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Nêu được ví dụ cụ thể về hợp tác cùng phát triển?

Câu 2: Nêu được các nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta? giải thích vì sao con người cần phải hợp tác quốc tế?

+ HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

– Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 1: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

Câu 2: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xác định thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

+ Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống thực tiễn

– Bài 8: Năng động sáng tạo

Câu 1: Thế nào là năng động sáng tạo? Nêu ý nghĩa của sống năng động sáng tạo ?

Câu 2: Cần làm gì để trở thành người năng động sáng tạo?

Câu 3: Nêu  ví dụ về năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày, trong nghiên cứu khoa học?

+ Biết vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một số tình huống thực tiễn.

– Bài 9: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả

Câu 1:  Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nêu ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

Câu 2: Giải thích  việc cải tiến, đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

————————————————– HẾT —————————————–

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

ĐỊA LÍ 9

Câu 1. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì?

Câu 2. Cách tính Tỉ lệ dân số phụ thuộc của nước ta là:

Câu 3. (Tỉnh) Thành phố nào có mật độ dân số cao nhất Việt Nam?

Câu 4. Công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta được triển khai từ năm nào?

Câu 5. Cách tính mật độ dân số.

Câu 6. Biện pháp  đối với việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động đông ở Việt Nam

Câu 7. Nhóm cây nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay?

Câu 8. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất là do nguyên nhân nào?

Câu 9. Hãy cho biết điểm kết thúc của quốc lộ 1A là tỉnh nào?

Câu 10. Các di sản thế giới được UNESCO công nhận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 11. Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do nguyên nhân gì?

Câu 12. Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây gì?

Câu 13. Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là gì?

Câu 14. Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc

Câu 15. Dựa vào Atlat Việt Nam, hãy cho biết các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông nào?

Câu 16. Vấn đề quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng cần giải quyết là gì?

Câu 17. Phân tích vai trò của ngành giao thông vận tải. Kể tên một số tuyến đường bộ, hàng không quan trọng ở Việt Nam.

Câu 18. Phân tích vai trò của ngành dịch vụ ở Việt Nam.

Câu 19.  Cho bảng số liệu sau:

Bình quân lương thực có hạt theo đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước qua các năm (Đơn vị: kg /người)

Năm 1995 2000 2005 2009
Vùng Bắc Trung Bộ 235,2 302,1 346,9 398,6
Cả nước 363,1 444,8 475,8 503,7

 

  1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện bình quân lương thực có hạt theo đầu người của vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước .

b/ Nhận xét.

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ

Câu 1: Hãy nêu vai trò nhiệm vụ của nghề điện dân dụng đối với đời sống của con người, yêu cầu của nghề điện đối với người lao động?

Câu 2: Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện. Khi sử dụng các vật liệu này cần phải có những lưu ý gì ?

Câu 3: Hãy nêu quy trình chung nối dây dẫn điện, mối nối dây dẫn cần những yêu cầu nào?

Câu 4: Vẽ sơ đồ nguyên lí của một mạch điện bao gồm: 2 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn, 1 ổ cắm.

 

BÌNH LUẬN