Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Ba, 20/12/2022 | 10:44 GMT +7

BẠCH ĐẰNG GIANG – BUỔI TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ VÔ CÙNG Ý NGHĨA

Ngày 17/12/2022, Tổ THCS trường Thực hành Sư phạm tổ chức cho học sinh khối 7, 8, 9 tham gia buổi trải nghiệm thực tế vô cùng ý nghĩa tại khu di tích Bạch Đằng Giang – Hải Phòng. Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố Uông Bí khoảng 30km, di […]

Ngày 17/12/2022, Tổ THCS trường Thực hành Sư phạm tổ chức cho học sinh khối 7, 8, 9 tham gia buổi trải nghiệm thực tế vô cùng ý nghĩa tại khu di tích Bạch Đằng Giang – Hải Phòng.

Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố Uông Bí khoảng 30km, di tích Bạch Đằng Giang (Tràng Kênh-Thủy Nguyên) xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Vùng cửa sông Bạch Đằng thực sự là một địa danh đặc biệt bởi trong một không gian không mấy rộng nhưng lại gắn liền với 3 trận thủy chiến. Đó là những trận chiến biểu tượng cho tinh thần của một dân tộc anh hùng, chống lại những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp bội lần.

Khu di tích Bạch Đằng Giang

Chính bởi ý nghĩa vô cùng lớn lao đó mà chuyến đi học tập thực tế lần này khiến cho các em học sinh vô cùng hào hứng. Xe khởi hành lúc 7h00, trải qua 45 phút di chuyển, đoàn đã đến điểm trải nghiệm đầu tiên: Bãi cọc Cao Quỳ. Bãi cọc Cao Quỳ nằm trên cánh đồng Cao Quỳ, ven bờ hữu ngạn sông Bạch Đằng. Tháng 10/2019, trong khi đào đất để trồng cây, một số người dân đã phát hiện những cọc gỗ ở khu vực Mả Dài. Đơn vị chủ trì khai quật là Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Sau khi phát hiện và khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 73 cọc gỗ và gỗ cọc có kích thước, góc nghiêng, hướng nghiêng khác nhau, phân bố không đều. Ngoài ra còn phát hiện một số hiện vật kim loại, dây chão, nịt buộc bè… Ở các khu vực lân cận trải dài nhiều km dọc ven sông Bạch Đằng cũng phát hiện các cọc gỗ rải rác hoặc nằm tập trung trong phạm vi hàng trăm hét ta. Tại đây, các bạn học sinh được quan sát khu vực bãi cọc bên trong nhà vòm được bảo tồn trong nước: 18 cọc gỗ được bảo tồn nguyên trạng như khi được phát hiện trong hồ rộng 450m2; tham quan gian trưng bày các hiện vật, tranh ảnh về các cuộc chiến trên sông Bạch Đằng.

Bãi cọc Cao Quỳ

Sau 30 phút tham quan tại khu di tích bãi cọc Cao Quỳ, học sinh tiếp tục di chuyển đến Bạch Đằng Giang. Tại quảng trường chiến thắng Bạch Đằng của khu di tích, thầy và trò tổ THCS trường Thực hành Sư phạm đã dâng hương trước tượng đài ba vị anh hùng dân tộc: Ngô Vương Quyền, Lê Đại Hành và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ở vị trí chính giữa là tượng Đức vương Ngô Quyền, chân đạp sóng dữ, tay chỉ thẳng xuống dòng sông Bạch Đằng, nơi vùi xác quân thù. Tượng Đức Hoàng đế Lê Đại Hành được khắc họa với hình ảnh áo bào tung bay trong gió, tay nắm chặt đốc kiếm, mắt rực sáng ý chí chiến đấu quyết đánh bại quân thù. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn khoan thai, tay phải giữ “Binh thư yếu lược” Bình Nguyên, tay trái nắm chắc chuôi gươm, dáng hiên ngang, anh dũng. Cả 3 vị anh hùng dân tộc đứng trên bệ đá, cùng dõi ánh nhìn ra phía xa là những bãi cọc mô phỏng chiến thắng trên sông Bạch Đằng thuở trước.

 

Dâng hương trước tượng đài ba vị anh hùng dân tộc
Sau khi dâng hương, tham quan bãi cọc, tái tạo chứng tích lịch sử ấn tượng một thuở non sông vang dội Bạch Đằng, học sinh tiếp tục vào thắp hương quần thể 3 ngôi đền lần lượt gắn với tên tuổi 3 nhà cầm quân lẫy lừng của dân tộc: Vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền. Cả 3 ngôi đền đều được kiến trúc theo dáng cổ, với sự kết hợp kỳ công giữa gỗ và đá tự nhiên, tọa lạc dưới bóng cây cổ thụ, dọc theo triền núi ven sông, tạo thành một vùng sinh thái thơ mộng, trên bến dưới thuyền, sơn thủy hữu tình gắn quyện.  

Kết thúc buổi tham quan, học sinh được xem phim tài liệu tại nhà khách của khu di tích. Chuyến trải nghiệm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với các bạn học sinh, đồng thời giúp học sinh khắc sâu kiến thức về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, về vai trò trọng yếu của dòng sông Bạch Đằng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Người đưa tin: Cô giáo Lê Thị Bình Thuận – Tổ THCS

 

 

BÌNH LUẬN