Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Tư, 18/5/2022 | 09:38 GMT +7

Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 18-5

Ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5) là dịp tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo và cống hiến của đội ngũ trí thức khoa học, nêu cao tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp KH&CN và khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam.

Cách đây 59 năm, tại Đại hội Đại biểu Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ đến dự và chúc mừng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết những luận điểm quan trọng nhất về phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta, đồng thời giao nhiệm vụ vừa khó khăn, nhưng lại vừa vinh quang này cho giới trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam. Người khẳng định: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học và kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu nhiều. Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó… Khoa học phải tự sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi… Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học và kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ…”.

Lời căn dặn ngắn gọn, súc tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tư tưởng lớn của Người đối với định hướng phát triển lâu dài của nền khoa học và công nghệ nước nhà.

Đến 2013, ngày 18-5 hằng năm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chọn là Ngày kỷ niệm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (quy định tại Điều 7 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Học tập và lĩnh hội tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam không ngừng lớn mạnh, có mặt trong mọi ngành khoa học, mọi lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội trên khắp mọi miền đất nước và hội nhập với những nền khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Đối với trường Đại học Hạ Long, trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã có nhiều khởi sắc, nhiều mô hình ứng dụng khoa học – công nghệ đã được hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả vào sản xuất và đời sống đã đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh. Đội ngũ nhà khoa học của Nhà trường đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, tính đến tháng 3/2022, có 216 giảng viên cơ hữu trong đó trình độ tiến sĩ có 36 người (chiếm 16,7%), trình độ thạc sĩ có 166 người (chiếm 76,9%) (có 7 người đang học NCS). Đây là nguồn lực quan trọng trong tháo gỡ thiếu hụt về đội ngũ giảng viên để mở các ngành đào tạo và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ của Trường.

Là một trường mới thành lập song Trường Đại học Hạ Long đã từng bước gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực KH&CN. Từ  năm 2015 đến năm 2021, Trường có 53 công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế (21 bài thuộc danh mục ISI/SCOPUS) và 34 công bố trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế; thực hiện gần 500 nhiệm vụ khoa học bằng nguồn kinh phí KHCN của trường, 13 NVKH với nguồn kinh phí KHCN ngoài Nhà trường trong đó có 3 NVKH đang thực hiện (02 NVKH cấp tỉnh và 01 NVKH cấp Quốc gia). Nhiều sản phẩm KH&CN được ứng dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao, điển hình như: Mô hình “Nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trong bể bằng hệ thống tuần hoàn khép kín”; Mô hình làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, đang được triển khai tại Làng nghề sản xuất ngư cụ truyền thống làng Hưng Học (thị xã Quảng Yên) làng nghề gốm sứ (thị xã Đông Triều), v.v.. Bên cạnh các sản phẩm KH&CN thuộc các đề tài NCKH, Trường Đại học Hạ Long luôn tích cực tham gia các cuộc thi khoa học và có nhiều đề tài đạt giải, các sản phẩm KH&CN có giá trị hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Nhà trường còn là địa chỉ tin cậy trong việc tổ chức các hoạt động trao đổi KHCN như các hội nghị, hội thảo khoa học tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Một số hình ảnh về hoạt động NCKH của Trường Đại học Hạ Long

Trường Đại học Hạ Long với vai trò là đơn vị đầu tàu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, đóng góp của đội ngũ trí thức còn được thể hiện qua hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài; hoạt động sáng tạo chuyên môn thích ứng nhanh với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Ngày 18-5 hằng năm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng không chỉ với giới khoa học và công nghệ Việt Nam mà còn đối với riêng đội ngũ trí thức, nhà khoa học tại Trường Đại học Hạ Long. Đây không những là cơ hội tôn vinh, nhìn nhận lại những thành quả đã đạt được, mà còn là dịp thúc đẩy các nhà khoa học không ngừng nỗ lực nghiên cứu, tăng cường trao đổi, phổ biến kiến thức, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, xây dựng nền KHCN Việt Nam ngày càng hiện đại và hội nhập với những nền KHCN tiên tiến trên thế giới.

Trần Thị Thu Trang – Phòng HTQT&QLKH

BÌNH LUẬN