Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Hai, 28/10/2024 | 14:57 GMT +7

Trường Đại học Hạ Long tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Đổi mới, sáng tạo và phát triển trong đào tạo Văn hóa Nghệ thuật”

Sáng ngày 22.10.2024, Trường Đại học Hạ Long tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Đổi mới, sáng tạo và phát triển trong đào tạo Văn hóa Nghệ thuật” do Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và Nhà xuất bản ESN (Ấn Độ) phối hợp tổ chức. 

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; TS. Monica Sharma, Giám đốc Trung tâm Văn hoá Swami Vivekananda, ĐSQ Ấn Độ; TS. J. Banuchandar, Giám đốc Nxb ESN, Ấn Độ – Đồng Trưởng ban tổ chức Hội thảo. Cùng tham dự hội thảo có các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học cao đẳng Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nam Phi.

Hội thảo với những góc nhìn sâu sắc, đa chiều tập trung phân tích bốn nội dung chính:

Thứ nhất, những nghiên cứu về văn hoá, bao gồm thực trạng và định hướng đào tạo nhân lực du lịch phục vụ phát triển công nghiệp văn hoá tại Việt Nam; Giáo dục giá trị văn hoá cho thế hệ trẻ thông qua di sản văn hoá phi vật thể; vai trò của nghệ thuật sân khấu trong đào tạo sinh viên ngành quản lý văn hoá; Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục văn hoá, nghệ thuật tại Việt Nam hiện nay; Tác động của đổi mới giáo dục ở Việt Nam đến sự phát triển văn hoá, nghệ thuật trong cộng đồng.

Thứ hai, một số nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực giáo dục âm nhạc như: Đào tạo Âm nhạc trong thời kỳ công nghệ số: Những cơ hội và thách thức mới; Đánh giá thực trạng dạy và học môn Âm nhạc cấp Trung học Phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục tại Việt Nam; Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo hướng trải nghiệm; Đào tạo giáo viên Âm nhạc đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay…

Thứ ba, những nghiên cứu về giáo dục Mỹ thuật: Đây là mảng nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học với 51 bài viết, tiêu biểu như: Đôi điều về hoạt động đào tạo Mỹ thuật ở Việt Nam hiện nay; Giá trị bản sắc văn hóa truyền thống trong đào tạo lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, thời kỳ công nghiệp văn hóa – sáng tạo tại Việt Nam; Kỹ thuật số, phương tiện hữu ích trong đào tạo chuyên ngành thiết kế thời trang việt nam hiện nay; Số hoá nguồn tư liệu mỹ thuật cổ phục vụ trong lĩnh vực giáo dục tại các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ở Việt Nam; Đào tạo thiết kế minh hoạ trong kỷ nguyên số: Từ kỹ thuật truyền thống đến các phương pháp mới; Hình thức tổ chức lớp học trong dạy học mỹ thuật phổ thông theo hướng phát triển năng lực.

Thứ tư, những nghiên cứu về ứng dụng khoa học công nghệ của các nhà khoa học nước ngoài đã cung cấp những kinh nghiệm, thông tin rất hữu ích về ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục đào tạo trên thế giới, chú trọng vai trò của khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá để phát triển đào tạo văn hóa nghệ thuật.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phía Trường Đại học Hạ Long có sự tham dự của PGS. TS. Hoàng Thị Thu Giang – Phó Hiệu trưởng nhà trường, đại diện Phòng Hợp tác quốc tế và Quản lý khoa học, đại diện Khoa Nghệ thuật.

Đại biểu Trường Đại học Hạ Long chụp ảnh cùng GS.TS. Trương Quốc Bình, Uỷ viên Hội đồng Di sản Văn hoá Quốc gia Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hội thảo là diễn đàn khoa học để các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận đánh giá thực trạng phát triển lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật và sự tác động đến các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Tại Hội thảo, các cán bộ, giảng viên nhà trường có cơ hội được trao đổi thảo luận về những vấn đề phát triển đào tạo các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật với không chỉ các trường đào tạo về văn hoá, nghệ thuật trong toàn quốc, mà với các chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật; với tổ chức, trường đại học, cao đẳng trên thế giới. Đồng thời tăng cường sự kết nối và hợp tác giữa Trường Đại học Hạ Long và các Trường đào tạo về nghệ thuật, các tổ chức hoạt động về lĩnh vực nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Ngoài việc  tăng cường tham gia các hội thảo quốc tế về văn hoá nghệ thuật, từ năm 2023, Nhà trường đã tham gia Dự án Thúc đẩy đào tạo âm nhạc trong các trường đại học tại Việt Nam – Vietnam Music Universities Spurring (viết tắt là VIETMUS) với vai trò là Điều phối viên quốc gia, với mục tiêu: xây dựng năng lực sử dụng kỹ thuật số bền vững và toàn diện trong đào tạo, tập luyện và biểu diễn âm nhạc cho giảng viên và sinh viên Trường Đại học Hạ Long; Củng cố năng lực sáng tạo của giảng viên và sinh viên trong sử dụng kỹ thuật số áp dụng vào chương trình giảng dạy âm nhạc; Phát triển các kỹ năng để giải quyết các triển vọng việc làm trong tương lai của sinh viên sau tốt nghiệp như ứng dụng chuyển đổi số và kỹ thuật số trong ngành công nghiệp âm nhạc thông qua các hoạt động sau: (1) triển khai các khoá học tiêu biểu áp dụng phương đào tạo trực tuyến và biểu diễn từ xa cho giảng viên và sinh viên Khoa Nghệ thuật; (2) triển khai thử nghiệm đào tạo trực tuyến và biểu diễn từ xa.

Ông Lê Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Tin bài: Nguyễn Thanh Hiền – Phòng Hợp tác quốc tế và Quản lý khoa học

BÌNH LUẬN