Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Năm, 28/11/2019 | 08:14 GMT +7

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở Đại học Hạ Long

Nghiên cứu khoa học (NCKH) được Trường Đại học Hạ Long xem là tiền đề để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều đề tài NCKH của nhà trường đã bám sát nhu cầu thực tế, giàu triển vọng ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

Giờ học thí nghiệm của sinh viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Hạ Long. (Ảnh nhà trường cung cấp)

Trường Đại học Hạ Long hiện có 285 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó có 30 tiến sĩ, 177 thạc sĩ, 10 nghiên cứu sinh và trên 5.600 sinh viên. Xác định KH&CN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, vì vậy ngay sau khi thành lập (năm 2014), Trường đã triển khai ngay các chỉ thị, nghị quyết của Bộ GD&ĐT, của tỉnh Quảng Ninh về lĩnh vực KH&CN. Theo đó, Trường ban hành các nghị quyết, quy định, biểu mẫu về NCKH đến cán bộ, giảng viên và sinh viên; thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vịnh Hạ Long, Trung tâm KH&CN; ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm, trang sắm hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, vật tư khu vực thực nghiệm; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học.

Giai đoạn 2015-2019, Trường đã và đang triển khai gần 500 đề tài, nhiệm vụ khoa học các cấp. Trong đó, có hơn 80 nhiệm vụ cấp trường; 4 nhiệm vụ cấp sở; 9 nhiệm vụ cấp tỉnh và 2 nhiệm vụ phối hợp với trường đại học của nước ngoài; 1 nhiệm vụ thực hiện theo đơn đặt hàng… Đặc biệt, năm 2019, nhà trường thực hiện 1 nhiệm vụ cấp quốc gia gắn với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là “Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế biển khu vực ven bờ tỉnh Quảng Ninh và phụ cận”. Các nhiệm vụ này phục vụ trực tiếp cho các hoạt động quản lý, giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo của Trường, đồng thời góp phần giải quyết một số vấn đề của các ngành, địa phương.

Hội thảo khoa học “Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long và sự cần thiết sử dụng rong biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường” tại Đại học Hạ Long, tháng 11/2019.

Cùng với việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học, mỗi năm nhà trường còn tổ chức từ 15-20 hội thảo khoa học các cấp với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước để bàn luận, trao đổi học thuật, NCKH, tìm những giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học. Nhiều giảng viên xuất bản giáo trình, tài liệu chuyên ngành, bài viết công bố kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.

Trường đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho các giảng viên, sinh viên của Trường tham gia các hội thi về khoa học, qua đó khơi dậy đam mê nghiên cứu, sáng tạo trong toàn trường. Nhiều ý tưởng, đề tài, giải pháp hay của Trường đã đoạt giải cao tại các hội thi: Sáng tạo KHKT tỉnh lần thứ V, VI; Sáng tạo dịch vụ tỉnh lần thứ I; Cuộc thi Olympic kinh tế lượng và ứng dụng do Hội sinh viên Việt Nam tổ chức… Mới đây, đề tài “Nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá song chấm nâu trong hệ thống lọc sinh học” của sinh viên Khoa Thủy sản Đại học Hạ Long đoạt giải ba Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Nhiều năm liền, Trường duy trì việc hỗ trợ, hướng dẫn học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh phát triển ý tưởng, thực hành thí nghiệm trong các lĩnh vực sinh, hóa, môi trường, thủy sản tại phòng thí nghiệm của nhà trường; đồng thời tham gia các cuộc thi sáng tạo trong nước, quốc tế. Vừa qua, thầy Đặng Toàn Vinh, Trưởng Khoa Thủy sản đã hướng dẫn 2 học sinh Trường THPT Chuyên Hạ Long giành HCB Cuộc thi Phát minh sáng chế quốc tế INOVA 2019…

Tiến sĩ Phan Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Với mục tiêu xây dựng và phát triển Đại học Hạ Long trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và cả nước, thời gian tới nhà trường tiếp tục ưu tiên cho hoạt động NCKH. Trong đó, dành tối thiểu 5% kinh phí chi hoạt động hằng năm cho hoạt động KH&CN; có cơ chế khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, nâng tỷ lệ giảng viên tham gia NCKH có kết quả công bố trên các tạp chí lên 70%. Đồng thời, tiếp tục phát động sâu rộng các phong trào khoa học, đổi mới sáng tạo tới sinh viên toàn trường, tạo điều kiện để các em tham gia các cuộc thi, sân chơi trí tuệ, làm bài nghiên cứu về các môn học thay cho bài thi cuối kỳ, thành lập các CLB chia sẻ kiến thức về khoa học…; khuyến khích các giảng viên đỡ đầu, hướng dẫn học sinh các trường THPT trong tỉnh NCKH, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của nhà trường.

Nguyên Ngọc (Báo Quảng Ninh)

 

BÌNH LUẬN