Chiều 11/11/2018, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường đại học Hạ Long đã được tham gia buổi trải nghiệm văn hóa Trung Hoa do các thầy cô giảng viên khoa Ngoại ngữ và các giảng viên người Đài Loan tổ chức.
Tại buổi trải nghiệm, các bạn sinh viên đã được tìm hiểu về văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật kinh kịch của người Trung Hoa. Tham gia trải nghiệm, các bạn sinh viên đã được nghe, nói, đọc, viết những thuật ngữ trung nghệ thuật kinh kịch. Ngoài ra, các em còn được trực tiếp sử dụng bút màu và mặt nạ để vẽ mặt nạ của các diễn viên trong bộ môn nghệ thuật này.
Mặt nạ trong Kinh kịch được gọi là kiểm phổ. Không chỉ là một hình thức đi kèm với diễn xuất để làm vở tuổng trở nên sinh động hơn, mặt nạ Kinh kịch còn là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Trung Quốc. Qua hình dáng, và máu sắc của mặt nạ, người xem có thể nhận dạng được tính cách nhân vật. Các nhân vật đều được xây dựng với một tính cách đặc trưng để người xem dễ hiểu, do vậy những chiếc mặt nạ càng phát huy tác dụng của mình. Các tính cách đặc trưng như trung thành, gian trá, lương thiện, xấu xa, cao thượng hay thấp hèn. Mỗi loại như vậy, đều sử dụng những màu nhất định chủ đạo. Những màu sắc này, nhìn chung trên thế giới được nhìn nhận gần giống nhau trong ý thức tương quan ý nghĩa.
Màu sắc thường được sử dụng trong vẽ kiểm phổ gồm màu đỏ – tính cách trung thành nhất mực; màu trắng – tính cách gian trá, độc ác; màu xanh dương – tính cách kiên cường, dũng cảm; màu vàng – đại diện cho thần phật, quý quái…