Trang web cá cược Baccarat uy tín

Chủ Nhật, 9/1/2022 | 08:22 GMT +7

Ra sức thi đua hướng tới Chào mừng Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (09/01/1950 – 09/01/2022)

Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam. Trải qua 72 năm hình thành và phát triển, Hội Sinh viên đã và đang góp phần giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ học sinh, sinh viên “vừa hồng, vừa chuyên”: có lý tưởng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có hoài bão và lối sống đẹp, có tri thức và đời sống tinh thần phong phú, có trách nhiệm với cộng đồng

Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của sinh viên Việt Nam. Trải qua 72 năm hình thành và phát triển, Hội Sinh viên đã và đang góp phần giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ học sinh, sinh viên “vừa hồng, vừa chuyên”: có lý tưởng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có hoài bão và lối sống đẹp, có tri thức và đời sống tinh thần phong phú, có trách nhiệm với cộng đồng. Bằng các hoạt động thiết thực, Hội Sinh viên Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong mỗi bước trưởng thành của phong trào thanh niên Việt Nam. Nhìn lại lịch sử 72 năm qua, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và sự chăm lo, dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào học sinh, sinh viên đã trưởng thành qua các thời kỳ cách mạng và trở thành niềm tự hào của lớp lớp thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam.

Trong giai đoạn 1925 – 1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, nhiều tổ chức học sinh, sinh viên yêu nước lần lượt ra đời. Tổng Hội Sinh viên đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên dưới ngọn cờ của Đảng. Tự hào đối với các thế hệ học sinh, sinh viên như: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng… là những hạt giống đỏ của các phong trào đấu tranh cách mạng.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là thành quả to lớn của cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, trong đó các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên có nhiều đóng góp xứng đáng, với biết bao tấm gương anh dũng, kiên cường đã được khắc ghi vào lịch sử dân tộc. Sau cách mạng Tháng Tám, học sinh, sinh viên hăng hái học tập, rèn luyện và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xung kích thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm do Bác Hồ và Chính phủ đề ra.

Từ năm 1947 đến 1949, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn sinh viên kháng chiến sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; số lượng học sinh, sinh viên được kết nạp vào Đoàn và Đảng khá đông. Các hoạt động của học sinh, sinh viên kháng chiến ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Ngày 9/11/1949, học sinh, sinh viên Huế tổ chức bãi khoá, chính quyền bù nhìn Trung bộ đã thẳng tay khủng bố và đàn áp. Ngày 22/11/1949, trong lúc tại Huế đang tranh đấu, học sinh Sài Gòn bí mật vận động kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và đề xướng hưởng ứng phản đối việc các nữ sinh Huế bị bắt, đồng thời yêu sách cải tổ chính sách giáo dục. Các cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên Sài Gòn liên tiếp nổ ra, đưa ra các yêu sách: – chấm dứt khủng bố, đàn áp bắt bớ học sinh; trả tự do cho các học sinh bị bắt sau ngày chống bù nhìn Bảo Đại; bảo đảm an ninh và quyền lợi học tập của học sinh.

Trong lúc cuộc đấu tranh của sinh viên ở Huế, Sài Gòn diễn ra sôi nổi thì tại Hà Nội, học sinh cũng đang căm tức vì Pháp đã bắt bớ một số anh chị em sau kỳ nghỉ học kỷ niệm Cách mạng tháng Tám. Học sinh trường Chu Văn An quyết định bãi khoá ngày 25/11/1949 với những khẩu hiệu “học sinh bãi khoá”, “trả lại tự do cho bạn chúng ta”, “đả đảo bù nhìn”…

Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 9/1/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai.

Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2/1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 09/01 hàng năm làm ngày truyền thống học sinh – sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (22-23/11/1993) tại thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9/1 làm ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.

Trong giai đoạn này, tổ chức Hội (Đoàn) học sinh, sinh viên kháng chiến được thành lập cả 3 miền Bắc, Trung, Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên không chỉ gây tiếng vang trong cả nước mà còn được sự ủng hộ và hưởng ứng của các tổ chức học sinh, sinh viên, thanh niên tiến bộ trên thế giới.
Trong giai đoạn 1955-1975, học sinh, sinh viên và Hội liên hiệp Sinh viên Việt Nam (sau này là Hội Sinh viên Việt Nam) tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, hăng hái góp phần khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội; biểu hiện sinh động thông qua các phong trào, các hoạt động như: xung kích diệt giặc dốt, tiến quân vào khoa học kỹ thuật,…Đặc biệt là phong trào “Ba sẵn sàng” được khởi phát trong sinh viên Hà Nội sau đó nhanh chóng lan nhanh sang các tỉnh, thành phố khác. Với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hàng vạn sinh viên viên từ các trường đại học đã tình nguyện nộp đơn xin nhập ngũ, chiến đấu và hy sinh anh dũng, đó là những tấm gương như: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm,…Cùng thời điểm đó, Hội liên hiệp học sinh, sinh viên miền trung Trung Bộ được thành lập, cùng với đông đảo quần chúng đã xuống đường đấu tranh chống lại chế độ độc tài Mỹ – Diệm. Tổng Hội Sinh viên Miền Nam và các tổ chức khác của học sinh, sinh viên đã lãnh đạo, chỉ đạo phong trào học sinh, sinh viên Miền Nam biểu tình chống bắt lính, chống sự can thiệp của Mỹ, đòi quyền tự do – dân chủ, khơi dậy lòng yêu nước, thúc dục thanh niên đứng lên đấu tranh chống kẻ thù dân tộc, tiêu biểu là những tấm gương như: Nguyễn Thái Bình, Quách Thị Trang.

Sau hơn 30 năm bị chiến tranh tàn phá nặng nề, những năm 1975 – 1993, Hội sinh viên Việt Nam một mặt củng cố xây dựng tổ chức Hội sinh viên vững mạnh, thành lập hội sinh viên tại các tỉnh, thành phối, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, thu hút đông đảo sinh viên tham gia tổ chức Hội Sinh viên; mặt khác cùng sinh viên cả nước đẩy mạnh các phong trào học tập, rèn luyện và góp phần khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, đổi mới đất nước.
Sau Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V, ngày 9/2/1994, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra thông báo số 86 công nhận Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của sinh viên Việt Nam. Phong trào sinh viên và tổ chức hoạt động Hội đã có bước phát triển mới, mặc dù vào thời điểm còn nhiều khó khăn như sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, sự chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, đất nước còn nghèo, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục chỉ đạo, triển khai các phong trào, chương trình có ý nghĩa như: “học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, “chăm lo đời sống, quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên”, “Hoạt động văn hóa thể thao và công tác xã hội”,…Đặc biệt, các hoạt động xã hội được hầu hết các trường đại học, cao đẳng tích cự tham gia như: “đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ánh sáng văn hóa hè”, “Mùa hè xanh”, “hiến máu nhân đạo”,… và cao điểm là “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè” (được phát động trên cả nước từ năm 2000) đã thu hút hàng triệu lượt thanh niên hăng hái tham gia, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp của người sinh viên Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sinh viên được xác định là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực để thực hiện sự nghiệp cao cả ấy. Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2009 – 2013 đã xác định hai cuộc vận động đó là: cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” và cuộc vận động “Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh”; thông qua đó thực hiện mục tiêu đề ra của tổ chức đó là xây dựng Hội Sinh viên vững mạnh, tập hợp, đoàn kết, giáo dục sinh viên; phát huy tiềm năng của sinh viên xung kích, tình nguyện; tích cực chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp phát, chính đáng của sinh viên. Trên cơ sở kết quả của cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”, Đại hội IX Hội Sinh viên Việt Nam chính thức phát động phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Đến nay, phong trào “Sinh viên 5 tốt” tiếp tục là phong trào chủ đạo của sinh viên Việt Nam, ngày càng thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo sinh viên, thực sự là môi trường lý tưởng để sinh viên phấn đấu, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Hướng tới chào mừng 72 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên (09/01/1950-09/01/2022), học sinh, sinh viên Trường Đại học Hạ Long đã và đang ra sức thi đua trong học tập và rèn luyện góp phần quảng bá và xây dựng thương hiệu Trường Đại học Hạ Long. Những kết quả của công tác HSSV những năm qua bao gồm:

  1. Phong trào sinh viên 5 tốt:

Năm học 2021-2022 Trao thưởng, tôn vinh 28 Sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường và được Tỉnh Đoàn Quảng Ninh – Hội sinh viên Việt Nam Quảng Ninh trao thưởng cho 01 Nhà giáo trẻ tiêu biểu, 01 Thủ khoa sinh viên đầu vào, 02 Tập thể “Sinh viên 5 tốt”, 13 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh vào tháng 11/2021.

  1. Phong trào hiến máu nhân đạo:

ĐVTN Nhà trường tham gia hưởng ứng nhiệt tình: đầu năm học 2021 – 2022 tham gia hiến được 310 đơn vị máu.

  1. Phong trào hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên:

Các CLB, đội, nhóm hoạt động hiệu quả, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu, sở thích của ĐVTN. Hiện tại có gần 20 CLB trực thuộc Đoàn Thanh niên Nhà trường, tiêu biểu như Câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt, Câu lạc bộ Sinh viên tình nguyện, Câu lạc bộ Truyền thông UHL, Câu lạc bộ Bóng rổ UHL,…

  1. Phong trào thi đua học tốt:

– Tập trung thực hiện phong trào “Sinh viên 5 tốt” tích cực khuyến khích đoàn viên tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng trong thực tiễn. Tích cực xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm sở thích thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. Tổ chức ra quân đội thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi; hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ sinh viên vay vốn tín dụng học tập; tuyên truyền, đấu tranh phòng chống bạo lực học đường; đa dạng hóa các hình thức tiếp sức học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đến trường như trao học bổng, tặng quà,…

– Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ và phát huy danh hiệu Sinh viên 5 tốt”. Đẩy mạnh phong trào đọc sách trong HSSV; công tác tập hợp, kết nối, phát hiện, tìm kiếm, tôn vinh, hỗ trợ tài năng trẻ là HSSV.

– Tập trung triển khai có hiệu quả phong trào học ngoại ngữ trong HSSV. Tổ chức các hoạt động tạo môi trường để HSSV sử dụng, nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ: Phát triển các CLB tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Anh ngày hội sử dụng ngoại ngữ, phối hợp tổ chức các hoạt động tọa đàm, diễn đàn, tập huấn,… để nâng cao kiến thức, kĩ năng về hội nhập quốc tế cho HSSV .

– Khuyến khích SV trong toàn trường tích cực tham gia các cuộc thi về ngoại ngữ do Đoàn cấp trên tổ chức và HSSV nhà trường đã dành được nhiều kết quả đáng khích lệ.

  1. Phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng:

– Phong trào Thanh niên tình nguyện được triển khai tập trung trong tháng Thanh niên, chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Xuân tình nguyện, Tình nguyện mùa đông, Tiếp sức mùa thi và Tiếp sức đến trường,… điển hình Phong trào hiến máu tình nguyện được ĐVTN Nhà trường tham gia hưởng ứng nhiệt tình: đầu năm học 2021 – 2022 tham gia hiến được 310 đơn vị máu. Triển khai chương trình “1.000 đồng Thắp sáng ước mơ” thăm tặng quà sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Huy động ĐVTN tham gia, tích cực hưởng ứng các phong trào, chiến dịch bảo vệ môi trường, làm sạch bờ biển, chống biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả bão lũ.

– Tổ chức tốt các hoạt động tình nguyện phát huy vai trò của HSSV tham gia phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Quảng Ninh; thành lập các đội SV tình nguyện phục vụ, hỗ trợ tiếng Anh, tiếng Trung, Tiếng Nhật, tiếng Hàn trong các đợt tiếp đón khách nước ngoài, đoàn công tác ra nước ngoài,…Tuyên truyền, vận động sinh viên nhà trường tích cực tham gia CLB hỗ trợ thông tin du lịch (thành viên CLB Sinh viên 5 tốt Nhà trường tham gia).

– Tổ chức các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ, ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường và của địa phương, bảo vệ môi trường, tham gia xây dựng đô thị văn minh sáng – xanh – sạch – đẹp. Duy trì hàng tháng ra quân dọn vệ sinh môi trường tại giảng đường, khuôn viên nhà trường, vỉa hè đường Quốc lộ 18A, vườn hoa xung quanh sân vận động, quyét vôi các gốc cây nhân dịp năm mới,…

Có được những kết quả nêu trên là nhờ sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo các phòng, khoa trong nhà trường. Đặc biệt là sự nỗ lực và phấn đấu của gần 5000 học sinh, sinh viên trong nhà trường, với quyết tâm “học để thành công”, học sinh, sinh viên nhà trường đã và đang viết tiếp truyền thống vẻ vang của sinh viên Việt Nam.

Nguyễn Duy Cường, Nguyễn Văn Huỳnh

BÌNH LUẬN