Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Sáu, 22/12/2023 | 07:36 GMT +7

Phát triển Trường Đại học Hạ Long theo mô hình đô thị đại học, trung tâm đào tạo chất lượng cao

Chiều 21/12, tại TP Uông Bí, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Sơ kết đánh giá mô hình phát triển Trường Đại học Hạ Long giai đoạn 2015-2023. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh dành sự quan tâm rất lớn và quyết tâm chính trị rất cao để phát triển hệ thống giáo dục đại học. Trong đó, Trường Đại học Hạ Long nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh bằng nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp và đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách tỉnh nhằm xây dựng và phát triển nhà trường, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nhân lực của tỉnh.

Sau 9 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Trường Đại học Hạ Long đã có 3 ngành trình độ thạc sỹ, 17 ngành trình độ đại học, giảm dần quy mô đào tạo trình độ cao đẳng xuống còn 2 ngành và 5 ngành trình độ trung cấp khối nghệ thuật. Đặc biệt, từ năm học 2021-2022, Trường đã tự chủ mở ngành đào tạo (do đã được kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục). Quy mô học sinh, sinh viên của trường tăng nhanh, đặc biệt là hệ đại học. Năm học 2015-2016 có 294 sinh viên hệ đại học (chiếm 12%) thì đến năm 2023 có 5.084 sinh viên hệ đại học chiếm 93,6% quy mô toàn trường. Sinh viên được hưởng thụ môi trường học tập khang trang, hiện đại, đồng bộ bậc nhất trong khu vực; được hưởng những chính sách hấp dẫn về chi phí học tập, chi phí sinh hoạt với mức hưởng cao nhất của 1 sinh viên trong 4 năm học là 215 triệu đồng…

Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Ngoài hệ chính quy, nhà trường còn thực hiện hệ liên kết đào tạo với quy mô hằng năm khoảng 1.000 học viên, tạo nguồn nhân lực quan trọng cho tỉnh và khu vực lân cận, nhất là ở một số ngành mũi nhọn như du lịch, ngôn ngữ…

Bên cạnh đó, Trường Đại học Hạ Long còn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị khác mà tỉnh giao như công tác đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các chương trình nghệ thuật cấp tỉnh, tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trường Đại học Hạ Long đã dần khẳng định được tính tự chủ, tiến tới tự chủ hoàn toàn; thu nhập của người lao động tăng lên, đời sống cán bộ, viên chức được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Trường Đại học Hạ Long vẫn còn gặp một số khó khăn về: công tác thu hút phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên; khó tuyển sinh một số ngành kỹ thuật, nhất là ngành Nuôi trồng thủy sản trong khi ngành này được xác định là gắn với nhu cầu nhân lực của tỉnh; mức thu học phí của trường còn thấp so với mặt bằng chung của các trường đại học; cơ cấu chi cho nghiên cứu khoa học của giảng viên và người học còn thấp; ký túc xá cho sinh viên chưa đáp ứng nhu cầu người học… ảnh hưởng không nhỏ tới lộ trình và kế hoạch phát triển của nhà trường.

Tại hội nghị, đại diện Trường Đại học Hạ Long và các sở, ngành đã cùng thảo luận về định hướng phát triển toàn diện, bền vững của trường trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào việc phát triển đội ngũ giáo viên; tăng cường công tác truyền thông, hướng tới sự chuyên nghiệp trong tuyển sinh; chú trọng phát triển, nâng cao quy mô đào tạo các ngành nghề, phù hợp với nhu cầu học; có thêm chính sách phát triển, thu hút, giữ chân đội ngũ giảng viên chất lượng cao;…

Trường Đại học Hạ Long đặt mục tiêu đến năm 2025, quy mô đào tạo sinh viên chính quy từ 8.000 – 10.000 sinh viên, trong đó sinh viên đại học trên 96%. Phát triển quy mô tuyển sinh, đào tạo các hệ, trong đó: hệ đại học đạt bình quân 1.500 – 2.000 sinh viên/năm, hệ thạc sĩ 20 – 30 học viên/ngành học/năm. Trường cơ bản hoàn thành nội dung quản trị số vào năm 2025; phấn đấu tự chủ 60% chi thường xuyên; 100% đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định chức danh nghề nghiệp; 100% đội ngũ giảng viên nhà trường có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên…

Đại diện các sở, ngành và Trường Đại học Hạ Long thảo luận tại hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy biểu dương và ghi nhận các thành tích mà tập thể cán bộ giảng viên, sinh viên nhà trường đã đạt được trong suốt chặng đường 9 năm thành lập và phát triển vừa qua. Đồng chí Phó Bí Thư Tỉnh ủy đề nghị Trường Đại học Hạ Long tiếp tục triển khai hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển Trường Đại học Hạ Long theo mô hình đô thị đại học, trở thành hạt nhân nòng cốt và trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với một số lĩnh vực của vùng; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; đáp ứng yêu cầu nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh, của vùng và khu vực.

Nhà trường cần tiếp tục chủ động đánh giá các chính sách ưu đãi, thu hút, trọng dụng chất lượng cao đối với giảng viên nhà trường, chính sách thu hút sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất với tỉnh các giải pháp để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị trường đại học với nhiệm vụ trọng tâm là chuyển đổi số toàn diện; tập trung đẩy mạnh tuyển sinh với hình thức và phương pháp mới, bắt kịp sự thay đổi cách mạng công nghiệp 4.0. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội, phát triển các ngành mới, trong đó có công nghiệp văn hoá; xây dựng văn hóa học đường để trường Đại học Hạ Long là nơi rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện.

Đại diện nhà trường tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các đề xuất, kiến nghị của trường. Đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của Tỉnh uỷ, giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo kịp thời, nhằm sớm đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp cho Trường Đại học Hạ Long nhanh chóng hiện thực hoá mục tiêu và đáp ứng mong mỏi của tỉnh về xây dựng trường đại học đa ngành tiêu chuẩn quốc tế; góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững của tỉnh Quảng Ninh và cả khu vực trong những giai đoạn tiếp theo.

Minh Đức

BÌNH LUẬN