Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Tư, 4/9/2019 | 14:19 GMT +7

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời đại 4.0

Thực hiện 3 đột phá chiến lược, cùng với phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, cải cách hành chính, tỉnh Quảng Ninh rất chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với nhiều giải pháp thiết thực, nguồn nhân lực của tỉnh đang từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập trong tình hình mới. Trong đó, việc thành lập, ban hành các chính sách riêng cho Trường Đại học Hạ Long là một trong những giải pháp thiết thực phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thăm khu đô thị Chạp Khê (TP Uông Bí), tháng 8/2019, phục vụ cho định hướng phát triển Trường Đại học Hạ Long giai đoạn tới. Ảnh: Thu Chung

Nhìn từ Trường Đại học Hạ Long

Trường Đại học Hạ Long trực thuộc UBND tỉnh, được thành lập năm 2014 trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long. Để hỗ trợ Trường Đại học Hạ Long, bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tỉnh đã ban hành 3 chính sách đặc biệt liên quan đến giảng viên và sinh viên đại học. Đó là: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại Trường Đại học Hạ Long giai đoạn 2015-2017 và kéo dài đến 2020; chính sách hỗ trợ khuyến khích học tập sinh viên Trường Đại học Hạ Long; chính sách chi cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thỉnh giảng tại Trường Đại học Hạ Long, giai đoạn 2016-2020.

Trong đó, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại Trường Đại học Hạ Long là chính sách rất quan trọng để nhà trường nhanh chóng có được đội ngũ giảng viên chất lượng. Đến nay, sau 4 năm thực hiện chính sách thu hút, Trường đã tiếp nhận và tuyển dụng 10 tiến sĩ và 2 thạc sĩ học nước ngoài thuộc diện hưởng chế độ thu hút của tỉnh, với tổng kinh phí hỗ trợ thu hút là 37 tỷ đồng (gồm 4,3 tỷ đồng hỗ trợ 1 lần; 31,5 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở; 1,33 tỷ đồng hỗ trợ hàng tháng).

Chính sách chi cho giảng viên thỉnh giảng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ tại Trường Đại học Hạ Long cũng được coi là giải pháp rất quan trọng, giải quyết được nhu cầu của đội ngũ, nhất là nhu cầu giảng viên chất lượng cao của nhà trường. Đến nay, Trường đã mời được 70 lượt giảng viên thỉnh giảng (18 lượt PGS-TS, 52 lượt tiến sĩ) với tổng kinh phí đã chi trả là 2,6 tỷ đồng.

Gần đây nhất, ngày 30/7/2019, tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 187/2019/NQ-HĐND “Về việc ban hành chính sách thu hút và khuyến khích sinh viên học tập trong một số ngành đào tạo tại Trường Đại học Hạ Long”; Nghị quyết số 188/2019/NQ-HĐND “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 93/2017/NQ-HĐND “Về việc kéo dài và điều chỉnh một số nội dung tại Nghị quyết số 178/2014/NQ-HĐND về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại Trường Đại học Hạ Long giai đoạn 2015-2017 đến hết năm 2020”.

Ông Trần Trung Vỹ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, cho hay: “Lãnh đạo Trường rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Mặt khác, nhiều giảng viên cũng đã nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ. Trong 5 năm qua, trường đã cử 9 người đi làm nghiên cứu sinh, 40 người đi đào tạo thạc sĩ, 7 người đi học cao cấp lý luận chính trị, 37 người đi học trung cấp lý luận chính trị”.

Trường Đại học Hạ Long tham gia hội thảo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao các tỉnh phía Bắc, tháng 6/2017. (Ảnh Đại học Hạ Long cung cấp)

Để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0

Để bắt kịp Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bên cạnh quan tâm đầu tư cho Trường Đại học Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh còn có nhiều quyết sách quan trọng để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như kỹ năng, tay nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu xã hội. Đáng chú ý, HĐND tỉnh đã thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ nhân lực tỉnh có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện hội nhập và phát triển mạnh mẽ giai đoạn 2020-2030.

Đối với Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực Quảng Ninh đến năm 2020 (Đề án 293), tỉnh thực hiện tích cực với những mục tiêu, giải pháp phù hợp, thiết thực. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng luôn bám sát chủ đề công tác năm của tỉnh, các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm và yêu cầu thực tiễn, như: Phát triển du lịch, dịch vụ, nâng cao chất lượng quản trị hành chính công, xây dựng nông thôn mới…

Cùng với đó, Quảng Ninh xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm giải quyết vấn đề thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ở từng ngành, từng lĩnh vực. Điển hình như ngành Y tế, để giữ chân và hút các bác sĩ giỏi, các cơ sở y tế trong tỉnh đã xây dựng các chính sách đặc thù; dành chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng các đối tượng thu hút.

Lớp cao cấp lý luận hành chính do Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, tháng 5/2019. Ảnh: Thu Nguyệt

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tỉnh đã mở rộng mô hình các cơ sở giáo dục – đào tạo, dạy nghề chất lượng cao theo hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các lĩnh vực tỉnh đang thiếu và yếu; hợp tác đào tạo với các trường đại học uy tín trong và ngoài nước để đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và sinh viên mới ra trường có nguyện vọng về làm việc tại tỉnh.

Với nhiều quyết sách quan trọng, thiết thực trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh sẽ tiếp tục đào tạo, thu hút được nhiều người tài, có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về làm việc, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Lan Anh (Báo Quảng Ninh)

BÌNH LUẬN