Trang web cá cược Baccarat uy tín

Chủ Nhật, 9/4/2023 | 08:52 GMT +7

Khoa Nghệ thuật, tổ chức Hội thảo khoa học cấp khoa “Giải pháp đổi mới trong công tác đào tạo các ngành nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu xã hội”

Sáng ngày 07 tháng 4 năm 2023, tại phòng họp tầng 7 - cơ sở 2A, trường Đại học Hạ Long, khoa Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học cấp khoa “Giải pháp đổi mới trong công tác đào tạo các ngành nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu xã hội”.

Tới dự Hội thảo có TS Phan Thị Huệ – Phó hiệu trưởng Nhà trường, cùng các đại biểu phòng HTQT&QLKH, trung tâm THDVDL&NT và các giảng viên khoa Nghệ thuật…

TS Phan Thị Huệ – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, phát biểu tại Hội thảo

Bám sát theo chủ đề Hội thảo, các tham luận tập trung đưa ra các giải pháp nhằm hướng tới sự đổi mới trong công tác đào tạo của đơn vị, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng phát triển. Trong đó một số nội dung chủ yếu bao gồm:

+ Điều chỉnh chương trình, giáo trình/ tài liệu: tìm hướng điều chỉnh chương trình theo hướng mở, tập trung cho nâng cao kĩ năng thực hành; giáo trình/ tài liệu được biên soạn theo hướng ứng dụng thực tiễn…;

+ Các hoạt động về chuyên môn: Đào tạo học sinh mũi nhọn; tổ chức hội thảo chuyên môn; tăng cường tập luyện cho học sinh ngoài các giờ chính khóa…;

+ Các hoạt động ngoại khóa: thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi, tham gia tích cực trong các hoạt động phong trào…;

+ Nghiên cứu tạo môi trường thực hành nghề nghiệp cho học sinh: quan tâm đến việc hợp tác cùng các cơ sở hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp… giúp học sinh có cơ hội cọ sát, rèn luyện kĩ năng nghề và mở rộng mối quan hệ đầu ra.

Ngoài các ý kiến tham luận của các thành viên khoa Nghệ thuật, các đại biểu tham dự cũng đóng góp thêm một số nội dung quan trọng mà khoa Nghệ thuật cần lưu ý: tăng cường giáo dục ý thức yêu nghề của giáo viên và học sinh; chú trọng hơn nữa môi trường thực hành nghề nghiệp; tìm các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh không theo học hết chương trình đào tạo…

Với tinh thần xây dựng và thẳng thắn nhận định vấn đề, Hội thảo đã thảo luận nghiêm túc các nội dung tham luận, từ đó chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn, những nội dung cần điều chỉnh, những nội dung cần cân nhắc.

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi tại Hội thảo, đồng chí Phan Thị Huệ có những ý kiến phát biểu chỉ đạo, đánh giá về tổ chức các hoạt động của khoa Nghệ thuật trong những năm qua. Qua đó, đồng chí đã biểu dương những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề cần rút kinh nghiệm và những nhiệm vụ cần tập trung trong thời gian tới. Đồng chí cũng mong và đề nghị, tập thể khoa Nghệ thuật nêu cao tinh thần đoàn kết, tiếp tục khẳng định được thương hiệu là cái nôi đào tạo những tài năng nghệ thuật, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Quảng Ninh và có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.

Thay mặt tập thể, đồng chí Trần Vũ Lâm – Trưởng khoa Nghệ thuật đã lĩnh hội, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí phó Hiệu trưởng nhà trường, đồng thời kết luận một số vấn đề cần tập trung của đơn vị trong thời gian tời:

Đ/c Trần Vũ Lâm – Trưởng khoa Nghệ thuật, chủ trì Hội thảo

+ Nghiên cứu điều chỉnh chương trình đào tạo, chương trình môn học, giáo trình/tài liệu, gắn với tính thực tiễn;

+ Các tổ chuyên môn cần xây dựng cụ thể các kế hoạch hoạt động chuyên môn, học thuật theo từng kỳ học, năm học;

+ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch tăng cường các hoạt động ngoại khóa; mở rộng mối quan hệ với các đơn vị có hoạt động nghệ thuật để học sinh sinh viên có môi trường thực hành;

+ Ngoài ra, mỗi cá nhân trong đơn vị cần quan tâm, khích lệ học sinh sinh viên, để từ đó giúp các em thêm tin tưởng và yên tâm theo suốt quá trình học tập tại khoa.

Sau thời gian làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp có giá trị cho sự phát triển khoa Nghệ thuật. Hy vọng trong thời gian tới, công tác đào tạo của khoa sẽ có nhiều thay đổi tích cực hơn để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa của Tỉnh Quảng Ninh.

Nguyễn Thị Loan – Khoa Nghệ thuật

BÌNH LUẬN