Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Sáu, 26/3/2021 | 17:04 GMT +7

Hội thảo tập huấn dự án “Giám sát xu hướng việc làm của sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp” tháng 3/2021

Từ ngày 22/3 đến ngày 25/3/2021, dự án “Giám sát xu hướng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam” (MOTIVE) được tổ chức đợt tập huấn tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE), Hà Nội. Dự án do quỹ Eramus+ của Liên minh châu Âu tài trợ trong giai đoạn 2020-2022 thông qua Hiệp hội các trường đại học Alma Laurea (Italia).

Toàn cảnh hội thảo tập huấn dự án

Tham gia tập huấn có các thành viên dự án đến từ các cơ sở đối tác tại Việt Nam, bao gồm: Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên – Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET); Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội (HANOISME); Đại học Hà Nội (HANU); Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT); Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE); Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA); Đại học Thái Nguyên (TNU); Đại học Nội vụ (HUHA); Đại học Hạ Long (HALOU) và Cao đẳng Du lịch Hà Nội (HTC).

Các đối tác và chuyên gia nước ngoài gồm có Hiệp hội các trường đại học Alma Laurea (Italia), Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), Đại học Khoa học ứng dụng Joanneum (Áo), Cơ quan tư vấn và di chuyển quốc tế Incoma (Tây Ban Nha), Cơ quan quốc gia về đánh giá và công nhận chất lượng Aneca (Tây Ban Nha), Đại học Strathclyde (Scotland). Do giới hạn về việc đi lại trong dịch bệnh COVID-19, các đối tác nước ngoài tham gia tập huấn thông qua phần mềm trực tuyến.

Về phía Trường Đại học Hạ Long, có TS. Phan Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng các thành viên ban dự án của Trường tham dự Hội thảo.

Ông Bùi Tiến Dũng, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại phiên khai mạc cuộc họp

Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Tiến Dũng, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, kết quả dự án sẽ là nguồn thông tin quan trọng và chính xác về tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Đây là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục đại học. Từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục báo cáo định kỳ về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp.

PGS.TS. Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật TW phát biểu tại phiên khai mạc cuộc họp

Trong đợt tập huấn, nhóm dự án đến từ Đại học Hà Nội – Điều phối viên dự án tại Việt Nam đã hướng dẫn các đối tác về một số vấn đề liên quan đến tài chính, mua sắm trang thiết bị và phát triển bền vững. Các thành viên dự án cũng đã có những phiên thảo luận chuyên sâu về bảng hỏi và nền tảng triển khai bảng hỏi để thu thập dữ liệu sinh viên tốt nghiệp.

Các ý kiến thảo luận cho rằng, bảng hỏi cần phân loại hai nhóm đối tượng là sinh viên có việc làm và chưa có việc làm sau tốt nghiệp. Bên cạnh các câu hỏi chung, bảng hỏi sẽ có câu hỏi dành riêng cho từng đối tượng và từng trường. Bảng hỏi cần phù hợp với mục tiêu của dự án, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bà Đặng Thị Phương Thảo, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ – Văn hóa Italia và phát triển hợp tác, điều phối viên quốc gia của dự án trình bày tại Hội thảo

Các đối tác và chuyên gia nước ngoài tham gia cuộc họp qua phần mềm trực tuyến

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo dự án, đại diện ban lãnh đạo và điều phối dự án của các cơ sở đối tác tại Việt Nam đã thảo luận về tiến độ thực hiện dự án, nghe trình bày về tình hình theo dõi sinh viên tốt nghiệp tại các quốc gia châu Âu và báo cáo chất lượng dự án giai đoạn 1 bởi TS. Daria Luchinskaya, Đại học Strathclyde (Scotland) – chuyên gia đánh giá ngoài của dự án. Chuyên gia khẳng định, dự án được thực hiện đúng tiến độ, đạt được các mốc mục tiêu quan trọng với các hoạt động và kết quả thực hiện được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Ông Chu Văn Tiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên đăng ký thông tin trên nền tảng trực tuyến của dự án

Ông Chu Văn Tiệp, cán bộ dự án Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn và khuyến khích sinh viên đăng ký thông tin trên nền tảng trực tuyến của dự án. Đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, để có nhiều sinh viên đăng ký thông tin, các trường cần có hướng dẫn rõ ràng, kết hợp với các biện pháp khuyến khích chặt chẽ.

Đợt tập huấn của dự án tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã diễn ra thành công và đạt được những nội dung đề ra. Trong thời gian tới, nhóm dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện bảng hỏi và tiến hành khảo sát sinh viên tốt nghiệp. Dự án cũng sẽ tập trung phát triển mạng lưới các doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp trên nền tảng tạo cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành học của sinh viên.

Dự án MOTIVE nhằm nghiên cứu thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam, từ đó đưa ra khuyến nghị để đổi mới chính sách, nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Việt Nam và thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp.

Các thành viên dự án chụp ảnh lưu niệm

BÌNH LUẬN