Ngày 07/11/2019, đoàn công tác của trường Đại học Hạ Long do TS Hoàng Thị Thu Giang - Phó Hiệu trưởng nhà trường làm Trưởng đoàn, cùng với đại diện cán bộ quản lý khoa Du lịch đã đến Tuyên Quang tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Du lịch Lâm Bình - Tuyên Quang: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp”.
Hội thảo được tổ chức với sự kết hợp của UBND huyện Lâm Bình, trường Đại học Tân Trào và trường Đại học Sakon Nakhon (Thái Lan). Hội thảo diễn ra trong 02 ngày, gồm hai nội dung chính là chương trình tham quan Nà Hang – Lâm Bình ngày 07/11 và chương trình Hội thảo chính thức ngày 08/11.
Tại Hội thảo, đại biểu đã lần lượt được nghe các tham luận “Những vấn đề cơ bản cho Du lịch Lâm Bình phát triển của PGS.TS Dương Văn Sáu (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội); “The cultural of the indigo dyed textiles community of Phu Tai Ethnic gruop for the development of creative tourism communities” của PGS.TS Pokkasina Chathiphot (Trường Đại học Sakon Nakhon Rajabhat); “Truyền thông về Du lịch Lâm Bình bằng mạng xã hội, thực trạng và giải pháp” của TS. Vũ Quỳnh Loan (Trường Đại học Tân Trào); “Promoting tourism destinations via Thai Television drama” của PGS.TS Sirilak Sriphachan (Trường Đại học Sakon Nakhon Rajabhat); “Định hướng phát triển tổng thể du lịch huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang” của TS. Ngô Kiều Oanh (Trang trại đồng quê Ba Vì); “Regional tourism in flat scoiety” của PGS.TS Inagaki Tsutomu (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội); “Hiện thực hóa tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” của ThS. Nguyễn Thị Hạnh (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia); “Nonghan ruined city’s legend: the cultural capital for tuorism of nonghan basin, Sakon Nakkhon province, Thailand” của PGS.TS Surachai Chinnabutr; “Những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của huyên Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” của PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội); Tiềm năng du lịch Lâm Bình – Tuyên Quang: di tích tiền, sơ sử và tôn giáo” của GS. Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học Việt Nam); “Đảm bảo an ninh trật tự tại các khu di tích sinh thái cộng đồng ở tỉnh Tuyên Quang hiên nay” của TS. Nguyễn Xuân Thủy (Học Viện Cảnh sát nhân dân); “Chùa Phúc Lâm và một số vấn đề lịch sử văn hóa” của TS. Trần Anh Dũng (Viện Khảo cổ học Việt Nam); “Xây dựng hệ thống động lực thúc đẩy nhân tố chủ quan trong phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Lâm Bình hiên nay” của ThS. Trần Quang Huy (Trường Đại học Tân Trào).
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến tham góp của các đại biểu tập trung phân tích, làm rõ tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lâm Bình như: Hiện thực hoá tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng; những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch; tiềm năng phát triển du lịch; đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu du lịch sinh thái cộng đồng… Các ý kiến tại Hội thảo sẽ góp phần đưa ra được các đánh giá, nhận định có tính khoa học và thực tiễn về giá trị, lợi thế, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lâm Bình; kết nối với du lịch các huyện trong tỉnh, trọng tâm là huyện Na Hang, Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang; huyện Bắc Mê, huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang và huyện Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn.
Đánh giá chung, Hội thảo đã được tổ chức hết sức chu đáo và thành công, thu được nhiều ý kiến quý giá của các học giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các doanh nghiệp du lịch; đặc biệt là những bài học kinh nghiệm trong kinh doanh và phát triển du lịch tại Thái Lan, Nhật Bản…Đó là những tham khảo quan trọng để du lịch Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang phát triển; đồng thời cũng mở ra nhiều gợi ý cho công tác đào tạo, chiến lược, kế hoạch phát triển chương trình đào tạo khối ngành Du lịch của Trường Đại học Hạ Long, đồng thời giúp Trường Đại học Hạ Long làm tốt hơn công tác tham mưu chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
Hồng Hải, Bùi Thủy – Khoa Du lịch