Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Năm, 20/2/2020 | 10:23 GMT +7

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

Ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật GDĐH). Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2019. Luật GDĐH tạo cơ sở pháp lý quan trọng […]

Ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật GDĐH). Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

Luật GDĐH tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng GDĐH, bảo đảm sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Sau đây là những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, cụ thể:

  1. Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học trong toàn hệ thống

Quyền tự chủ của cơ sở GDĐH gắn với trách nhiệm giải trình nhằm đổi mới quản lý nhà nước, giúp cơ sở GDĐH phát huy nội lực trong thực hiện tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

– Về quyền tự chủ trong học thuật, hoạt động chuyên môn: Các cơ sở GDĐH được tự chủ mở ngành, tự chủ liên kết đào tạo ở trong và ngoài nước; tự chủ trong việc thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học và công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các cơ sở GDĐH.

– Quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự được tập trung ở nội dung sửa đổi quy định về hội đồng trường để có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; quyết định nhân sự, tiêu chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng trường đại học công lập do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận trên cơ sở đề xuất của Hội đồng trường; Hiệu trưởng trường đại học tư thục do Hội đồng quản trị quyết định.

– Quyền tự chủ tài chính, tài sản thể hiện ở quy định về cơ sở GDĐH có quyền tự chủ xây dựng và quyết định mức học phí, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo và công bố công khai khi tuyển sinh. Nhà nước phân bổ ngân sách và nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả.

  1. Đổi mới quản trị đại học

Hội đồng trường là hội đồng có thực quyền, thực hiện chức năng quản trị trong trường đại học tự chủ. Thành phần của Hội đồng trường cơ bản độc lập với bộ máy quản lý của hiệu trưởng, có các quyền của tổ chức quản trị trường, quyết định định hướng phát triển trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính… Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và theo nghị quyết của hội đồng trường.

  1. Đổi mới quản lý đào tạo

Đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế thông qua việc xây dựng một số khái niệm tương đồng với quốc tế, xây dựng các chuẩn GDĐH như chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên, chuẩn cơ sở GDĐH … làm công cụ quản lý nhà nước, tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc công nhận văn bằng, tín chỉ giữa các trường trong khu vực và trên thế giới. Căn cứ vào kết quả kiểm định, năng lực của trường và nhu cầu xã hội, các trường có quyền tự chủ mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng…

  1. Quy định về giảng viên theo hướng đảm bảo chuẩn chất lượng

Luật GDĐH mới quy định thạc sĩ là trình độ tối thiểu đối với mọi giảng viên giảng dạy trình độ đại học, trừ chức danh trợ giảng. Đồng thời, trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ và tiến sĩ là tiến sĩ.

Ngoài ra, các trường đại học còn được khuyến khích tuyển dụng giảng viên có trình độ tiến sĩ, tăng mức ưu đãi cho các giáo sư đầu ngành.

  1. Đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học

Đổi mới công tác quản lý nhà nước trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học, bao gồm:

– Quy định các loại cơ sở đào tạo trong hệ thống GDĐH gồm: đại học, trường đại học (bao gồm trường đại học và học viện) với các tiêu chí đặc trưng, trong đó trường đại học, học viện là chế định chung, học viện là một loại trường đại học.

Cơ sở GDĐH được phân thành hai loại: cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu và cơ sở GDĐH định hướng ứng dụng, căn cứ vào định hướng, mục tiêu, kết quả đào tạo, nghiên cứu của các cơ sở GDĐH. Trên cơ sở đó, các trường có định hướng dài hạn để đầu tư, phát triển; Nhà nước xây dựng chính sách, quy hoạch đối với mỗi loại để đáp ứng yêu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của đất nước.

– Quy định rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp văn bằng, kiểm định chất lượng… để các trường tự chủ thực hiện, yêu cầu minh bạch thông tin, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong GDĐH. Trong chu kỳ kiểm định theo quy định, nếu cơ sở GDĐH không thực hiện kiểm định chương trình hoặc kiểm định chương trình không đạt yêu cầu thì trường phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Sau 2 năm, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kiểm định lại nhưng không đạt thì cơ sở GDĐH phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó, phải đảm bảo quyền lợi cho sinh viên.

– Về quản lý tài chính, tài sản: Luật GDDH sửa đổi, bổ sung theo hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tài sản đảm bảo thông thoáng và hiệu quả, phù hợp với từng loại hình cơ sở GDĐH để tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH thực hiện tự chủ. Nhà nước phân bổ ngân sách và nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác. Tài sản của cơ sở GDĐH công lập được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công.

Luat-giao-duc-dai-hoc-sua-doi-nam-2018

BÌNH LUẬN