Định hướng phát triển du lịch tại các địa phương luôn là một vấn đề được ưu tiên đặc biệt với một tỉnh du lịch như Quảng Ninh. Từ đó ngành du lịch cũng là một trong những ngành được ưu tiên đào tạo tại trường đại học Hạ Long. Muốn phát huy tốt chuyên ngành này không thể không kể đến tiếng Anh vì nhà trường luôn chú trọng định hướng phát triển sinh viên toàn diện về kỹ năng nghề nghiệp và cả kỹ năng ngoại ngữ cụ thể là Tiếng Anh. Bài báo này tập trung cung cấp một số thuật ngữ thông dụng dành cho ngành nghề quản trị khách sạn và sưu tầm các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong nhà hàng dành cho khách và nhân viên rất phù hợp với sinh viên khi theo học học phần này.Trên cơ sở đó, bài báo có bàn về thực tế giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại trường và nêu một số đề xuất có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành cụ thể là tiếng Anh chuyên ngành quản trị khách sạn nhà hàng tại trường Đại học Hạ Long.
ThS.Bùi Thị Bích Diệp, Khoa Ngoại ngữ
Đặt vấn đề
Trong xu hướng chung về đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ (Teaching English as a Foreign Language- TEFL), đã có nhiều nghiên cứu đề cập việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes-ESP) cùng những thách thức về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập loại hình tiếng Anh có tính chuyên biệt này. Xét về lý thuyết, việc đào tạo phải đạt được mục tiêu quy mô lớn về số lượng và đạt chuẩn về chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu của một đối tượng đào tạo đông đảo trong xã hội, và nhằm tạo ra những sản phẩm đào tạo có chất lượng thật sự – có nghĩa là người học phải dùng được tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành trong công việc của họ sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, thực tế đào tạo tiếng Anh chuyên ngành trong thời gian qua bộc lộ những khó khăn và hạn chế về nhiều mặt; dẫn đến việc nhiều cơ sở đào tạo không đạt được những mục tiêu mong muốn cũng như lãng phí về mặt tài chính khi đầu tư cho công tác này.Trước tình hình đó, các trường ĐH (đại học) rất cần có những chương trình và cách thức đào tạo bài bản để SV (sinh viên) của họ ra trường có thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc ngay tại các công sở trên cả nước.
Trong xu thế chung như vậy, trường Đại học Hạ Long cũng đang chú trong đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cụ thể là chuyên ngành du lịch trong đó có học phần tiếng Anh chuyên ngành quản trị khách sạn nhà hàng đối với cả sinh viên chuyên và không chuyên tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh viên và trang bị đầy đủ tri thức và kỹ năng ngôn ngữ cho SV giúp các em có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của xã hội sau khi ra trường.
Nội dung
1.
Các thuật ngữ tiếng Anh sau đây dành cho người quản trị du lịch khách sạn sử dụng thường xuyên để giao tiếp với khách hàng và nhân viên:
- Adjoining Rooms /əˈdʒɔɪnɪŋ/ /rʊms/: 2 phòng chung một bức vách
- Bed and Breakfast /bed/ /ən/ /ˈbrekfəst/: khách sạn có phục vụ bữa sáng
- Twin Room /twɪn/ /rʊm/: phòng 2 giường đơn
- Full board /ˌfʊl ˈbɔːrd/: khách sạn có phục vụ các bữa ăn trong cả ngày
- King-Size Bed /ˈkɪŋ saɪz/ /bed/: giường cỡ to
- Single Room /ˈsɪŋɡl/ /rʊm/: phòng có giường đơn
- Room Service /rʊm/ /ˈsɜːrvɪs/: dịch vụ phòng
- Front Door /ˌfrʌnt ˈdɔːr/: cửa trước
- Vacancy /ˈveɪkənsi/: phòng trống
- Luggage /ˈlʌɡɪdʒ/ / Baggage /ˈbæɡɪdʒ/: hành lý, túi xách
- Triple Room /ˈtrɪpl/ /rʊm/: phòng ba giường
- Luggage Cart /ˈlʌɡɪdʒ/ /kɑːrt/: xe đẩy hành lý
- Queen Size Bed /ˈkwiːn saɪz/ /bed/: giường lớn hơn giường đôi
- En-Suite Bathroom /ˌɑ̃ː ˈswiːt/ /ˈbæθruːm/: phòng tắm trong phòng ngủ
- Hotel Manager /hoʊˈtel/ /ˈmænɪdʒər/: quản lý khách sạn
- Maid /meɪd/ / Housekeeper /ˈhaʊskiːpər/: phục vụ phòng
- Wake-Up Call /ˈweɪk ʌp kɔːl/: dịch vụ gọi báo thức
- Porter /ˈpɔːrtər/ / Bellboy /ˈbelbɔɪ/: người giúp khuân hành lý
- Fire Escape /ˈfaɪər ɪskeɪp/: lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn
- Parking Pass /ˈpɑːrkɪŋ/ /pæs/: thẻ giữ xe
- Late Charge /leɪt/ /tʃɑːrdʒ/: phí trả thêm khi lố giờ
- To book /bʊk/: đặt phòng
- Hotel lobby /hoʊˈtel/ /ˈlɑːbi/: sảnh khách sạn
- Check-in /ˈtʃek ɪn/: sự nhận phòng
- To pay the bill /peɪ/ /ðə/ /bɪl/: thanh toán
- Check-out /’tʃek aʊt/: sự trả phòng
- Hot Tub /ˈhɑːt tʌb/ / Jacuzzi /dʒəˈkuːzi/ / Whirl Pool /wɜːrl/ /puːl/: hồ nước nóng
- Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong nhà hàng dành cho khách và nhân viên:
Giao tiếp trong nhà hàng là một trong những chủ đề phổ biến nhất và có tính ứng dụng cao trong tiếng Anh giao tiếp. Trong bài viết dưới đây, tác giả đã sưu tầm và đưa ra những mẫu câu đa dạng và hữu ích nhất theo chủ đề tiếng anh giao tiếp tại nhà hàng, rất hữu ích đối với các em sinh viên chuyên ngành du lịch và các em sinh viên chuyên tiếng Anh khi học học phần TA chuyên ngành quản trị khách sạn nhà hàng. Hơn những thế các giáo viên khi dạy các học phần này cũng có thể tham khảo đưa vào bài giảng hoặc hướng dẫn cho các em SV học tâp ngoài giờ lên lớp.
Mẫu câu tiếng anh giao tiếp nhà hàng dành cho nhân viên
Đón khách đến:
Good evening, I’m Mai Lan, I’ll be your server for tonight.
Xin chào quý khách, tôi là Mai Lan. Tôi sẽ là người phục vụ của quý khách trong tối nay.
What can I do for you? Tôi có thể giúp gì cho quý khách?
How many persons are there in your party, sir/ madam?
Thưa anh/chị, nhóm mình đi tổng cộng bao nhiêu người ạ?
Do you have a reservation? Quý khách đã đặt trước chưa ạ?
Have you booked a table? Quý khách đã đặt bàn chưa ạ?
Can I get your name? Cho tôi xin tên của quý khách.
I’m afraid that table is reserved. Rất tiếc là bàn đó đã được đặt trước rồi.
Your table is ready. Bàn của quý khách đã sẵn sàng.
I’ll show you to the table. This way, please.
Tôi sẽ đưa ông đến bàn ăn, mời ông đi lối này.
Mẫu câu khi thực khách gọi món:
Are you ready to order? Quý khách đã sẵn sàng gọi món chưa ạ?
Can I take your order, sir/madam? Quý khách gọi món chưa ạ?
Do you need a little time to decide?Mình có cần thêm thời gian để chọn món không ạ?
What would you like to start with? Quý khách muốn bắt đầu bằng món nào ạ?
Oh, I’m sorry. We’re all out of the salmon.
Ôi, tôi xin lỗi. Chúng tôi hết món cá hồi rồi ạ.
How would you like your steak? (rare, medium, well done)
Quý khách muốn món bít tết như thế nào ạ? (tái, tái vừa, chín)
Can I get you anything else? Mình gọi món khác được không ạ?
Do you want a salad with it? Quý khách có muốn ăn kèm món sa lát không ạ?
Can I get you something to drink? Quý khách có muốn gọi đồ uống gì không ạ?
What would you like to drink? Quý khách muốn uống gì ạ?
What would you like for dessert? Quý khách muốn dùng món gì cho tráng miệng ạ?
I’ll be right back with your drinks. Tôi sẽ mang đồ uống lại ngay.
Mẫu câu tiếng anh giao tiếp trong nhà hàng dành cho khách
Khi đến nhà hàng:
We haven’t booked a table. Can you fit us in?
Chúng tôi vẫn chưa đặt bàn? Bạn có thể sắp xếp cho chúng tôi chỗ ngồi được không?
A table for five, please. Cho một bàn 5 người.
Do you have a high chair for kid, please? Ở đây có ghế cao cho trẻ em không?
I booked a table for three at 8pm. It’s under the name of …
Tôi đã đặt một bàn 3 người lúc 8 giờ tối, tên tôi là…
Do you have any free tables? Chỗ bạn có bàn trống nào không?
Could we have a table over there, please? Cho chúng tôi bàn ở đằng đó được không?
May we sit at this table? Chúng tôi ngồi ở bàn này được chứ?
I prefer the one in that quiet corner. Tôi thích bàn ở góc yên tĩnh kia hơn.
Mẫu câu gọi món
Can we have a look at the menu, please? Cho chúng tôi xem qua thực đơn được không?
What’s on the menu today? Thực đơn hôm nay có gì?
What’s special for today? Món đặc biệt của ngày hôm nay là gì?
What’s Irish Stew like? Món thịt hầm Ai-len như thế nào?
We’re not ready to order yet. Chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng để gọi món.
What can you recommend? Nhà hàng có gợi ý món nào không?
The beef steak for me, please. Lấy cho tôi món bít tết.
A salad, please. Cho một phần sa lát.
Please bring us another beer. Cho chúng tôi thêm một lon bia nữa.
Can you bring me the ketchup, please? Lấy giúp tôi chai tương cà.
I’ll have the same. Tôi lấy phần ăn giống vậy.
Could I have French Fries instead of salad? Tôi lấy khoai tây chiên thay cho sa lát nhé.
That’s all, thank you. Vậy thôi, cám ơn.
Mẫu câu yêu cầu và than phiền
Can I have another spoon? Cho tôi cái thìa khác được không?
Excuse me this steak is over done. Xin lỗi nhưng món bít tết này làm chín quá rồi.
Could we have some more bread, please? Cho chúng tôi thêm bánh mì.
Could you pass me the salt, please? Lấy giúp tôi lọ muối.
Do you have a pepper? Ở đây có ớt không?
We’ve been waiting quite a while. Chúng tôi đã chờ lâu rồi đấy.
Excuse me, I’ve been waiting for over half an hour for my drinks.
Xin lỗi, nhưng tôi đã chờ đồ uống gần nửa tiếng rồi.
Excuse me, but my meal is cold. Xin lỗi nhưng món ăn của tôi nguội rồi.
This isn’t what I ordered. Đây không phải là món tôi gọi.
Excuse me this wine isn’t chilled properly. Xin lỗi nhưng rượu này không đủ lạnh.
I’m sorry but I ordered the salad not the vegetables.
Tôi xin lỗi nhưng tôi gọi món sa lát, không phải món rau.
Would you mind heating this up? Có thể hâm nóng món này lên không?
Can I change my order please? Cho tôi đổi món.
It doesn’t taste right./ This tastes a bit off. Món này có vị lạ quá.
Mẫu câu thanh toán
Can I have my check / bill please? Cho tôi thanh toán hóa đơn.
I would like my check please. Cho tôi xin hóa đơn.
We’d like separate bills, please. Chúng tôi muốn tách hóa đơn.
Is service included? Có kèm phí dịch vụ chưa?
Can I get this to-go? Gói hộ cái này mang về.
Can I pay by credit card? Tôi trả bằng thẻ tín dụng được không?
Could you check the bill for me, please? It doesn’t seem right.
Trên đây là những trong các tình huống tiêu biểu. Nắm vững những mẫu câu này sẽ giúp các em sinh viên phản xạ nhanh hơn và nâng cao sự tự tin khi giao tiếp tiếng Anh phục vụ nghề nghiệp sau này một cách hiệu quả nhất.
3. Bàn về thực tế giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành quản trị khách sạn tại trường Đại học Hạ Long
Tiếng Anh chuyên ngành quản trị khách sạn và nhà hàng là một học phần dành cho sinh viên cao đẳng và đại học chuyên ngành du lịch đồng thời cũng là một học phần tự chọn trong chương trình đào tạo hệ đại học Ngôn ngữ Anh. Học phần này các em SV được học hoàn toàn bằng tiếng Anh với 2 học phần trong 2 học kì. Có thể nói đây là một học phần có nội dung rất thực tế và bổ ích vì nó giúp ích cho các em khi đi thực tập và sau khi tốt nghiệp đi làm trong các ngành nghề liên quan.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy cho thấy các em sinh viên cũng chưa thực sự thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của môn học. Các em cũng chỉ xác định đó cũng như là một học phần giống như bao học phần khác. Ngoài ra việc giảng dạy đôi khi bị bó buộc về thời gian và tài liệu nên pần nào còn thiếu tính thực tế.
4. Một số đề xuất và kiến nghị
Từ việc phân tích nhu cầu người học nói chung, tìm hiểu các cơ hội và thách thức của việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành quản trị khách sạn nhà hàng nói chung và tại trường Đại học Hạ Long nói riêng, tôi xin được có một số đề xuất như sau:
Thực nghiệm và triển khai chương trình
TACN (tiếng Anh chuyên ngành) còn có thể thành công hơn khi trong chương trình tổ chức cho SV những cơ hội luyện tập sát với thực tế công việc, những dịp tham quan học tập tại các công sở có chuyên môn tương tự với nhu cầu công việc định hướng của học viên (công ty nước ngoài hoặc liên doanh nước ngoài; các cơ sở du lịch, các khách sạn có người nước ngoài, hoặc đơn giản chỉ là những tình huống mô phỏng với dụng ý luyện tập TA trong môi trường làm việc thật như hướng dẫn tour; tiếp đón khách nước ngoài…).
Tiếp cận tài liệu dạy học hiện đại
Trong các yếu tố liên quan đến một khoá học TACN, tài liệu dạy học được xem là một nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của khóa học. Từ thực tế này và từ những kiến nghị của chính người học, cần phải có một chiến lược tiếp cận tài liệu dạy học hiện đại để học viên có thể rèn luyện kỹ năng và tiếp thu kiến thức TACN phù hợp với ngành nghề một cách khoa học.
Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
Để giảng dạy TACN quản trị khách sạn nhà hàng hiệu quả cho SV, cần phải có chế độ đào tạo giáo viên bài bản và bồi dưỡng giáo viên thường xuyên.Chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phải có những thay đổi về phương pháp tiếp cận hoạt động dạy học, người học và tài liệu hiện đại. Phải làm cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận người học và cách thức hướng hoạt động học thành hoạt động nhắm vào người học, phục vụ người học, phát huy tính chủ động tự học của người học.
Thay đổi thói quen, nhận thức của SV về việc học để đáp ứng nhu cầu xã hội
SV cần xác định mục tiêu của việc học TACN là để phục vụ công việc, để đáp ứng nhu cầu xã hội… thì kết quả đào tạo sẽ có nhiều khác biệt. Động cơ học tập rõ ràng và kế hoạch học tập chi tiết, phù hợp sẽ giúp học viên tiết kiệm thời gian, tăng tính hiệu quả và trở nên yêu thích việc học hoặc nhận thấy việc học có ý nghĩa và cần phấn đấu.
Kết luận
Tóm lại, việc có hay không một lộ trình đào tạo tiếng Anh theo hướng chú trọng vào người học, đáp ứng nhu cầu của người học, nhu cầu của xã hội không phải là đơn giản, nhưng lại là một việc rất nên làm, và nên làm càng sớm càng tốt. Hướng đến nhu cầu của con người, nhu cầu của xã hội, phục vụ chính cái mà con người cần thì việc tổ chức đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cụ thể là TACN quản trị khách sạn nhà hàng tại trường Đại học Hạ Long theo nhu cầu xã hội như đã đề cập sẽ giúp tạo ra cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ thành thạo để bắt kịp với hiện đại hóa, toàn cầu hóa.
Trong phạm vi bài báo này, người viết chỉ phản ánh tính cần thiết của tiếng Anh đối với chuyên ngành du lịch cũng như tiếng anh chuyên ngành quản trị khách sạn nhà hàng đối với sinh viên du lịch và sinh viên ngôn ngữ Anh; cung cấp một số thuật ngữ chuyên ngành hiệu quả giúp người dạy và người học có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn. Từ đó, tác giả có đề xuất một số biện pháp đối với cả GV và SV trong quá trình giảng dạy và học tập học phần này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đỗ Thị Xuân Dung, Cái Ngọc Duy Anh. Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành trước tình hình mới- Thách thức và giải pháp. Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 26 (60)-2010.
- Đỗ Thị Xuân Dung. Sử dụng phương pháp TBL (Task-Based Learning) trong dạy học tiếng Anh chuyên ngành. Thông báo KH số 2-2006, trường ĐHNN Huế. Báo cáo tại Hội thảo KH về Ngoại ngữ không chuyên và ngoại ngữ chuyên ngành – Trường ĐHNN Huế-2006
- Hutchinson, T. and A. Water (1987). English for Specific Purposes: A Learning centred Approach. Cambridge: CUP.
- Luka, I. (2009) Development of Students’ English for Specific Purposes. Competence in Tourism Studies at tertiary Level. English for Specific Purposes World, Issue 4 (25), Volume 8. Online Journal for Teachers at , retrieved on 12 March 2010
- Widdowson, H.G. (1981). English for Specific Purposes: Criteria for Course Design in English for Academic and Technological Purposes, Eds. L. Selinker, E. Tarone, and V. Hanzeli Rowley. Mass; Newburry
- (2007). Towards an Integrated Approach to Teaching Business English: A Chinese Experience. English for Specific Purposes, v26 n4 p399-410.