Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Tư, 27/3/2024 | 14:40 GMT +7

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN – KHOA SƯ PHẠM

Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học ngành Sư phạm Ngữ văn (Sư phạm Ngữ văn – Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp) được xây dựng năm 2023, thuộc quản lý chuyên môn của Khoa Sư phạm (theo Quyết định số 788/QĐ-ĐHHL ngày 11 tháng 9 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long).

1. Giới thiệu chung

Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học ngành Sư phạm Ngữ văn (Sư phạm Ngữ văn – Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp) được xây dựng năm 2023, thuộc quản lý chuyên môn của Khoa Sư phạm (theo Quyết định số 788/QĐ-ĐHHL ngày 11 tháng 9 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long).

Chương trình được xây dựng trên cơ sở Khung trình độ Quốc gia Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg, ngày 18/10/2016 của Thủ tướng chính phủ), Luật Giáo dục 2019 (Luật số 43/2019/QH14), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT (Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22/8/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông), Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT (Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 22/6/2021 quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học), Chương trình giáo dục phổ thông nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng, các quy định xây dựng chương trình của Trường Đại học Hạ Long, đồng thời có tham khảo các chương trình cùng ngành của các trường đại học uy tín.

CTĐT được thiết kế với 135 tín chỉ bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (với 2 mảng chuyên ngành: Ngữ văn và hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp). Trong đó, các học phần bắt buộc và học phần tự chọn được thiết kế theo lộ trình hợp lí, khoa học nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người học có thể hoàn thành hiệu quả kế hoạch học tập với đầy đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc chuyên môn sau khi tốt nghiệp.

2. Thời gian đào tạo: Chính quy tập trung 04 năm

3. Mục tiêu đào tạo

Là một trong 6 ngành đào tạo trình độ đại học của Khoa Sư phạm,Trường Đại học Hạ Long, chương trình hướng tới mục tiêu đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn có phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách nhà giáo; có kiến thức chuyên môn về Ngữ văn; có năng lực sư phạm để dạy học hiệu quả chương trình Ngữ văn phổ thông; có năng lực nghiên cứu về tiếng Việt và văn học; có năng lực tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông cũng như tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho học sinh phổ thông và cộng đồng; có khả năng khởi nghiệp, giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học; có năng lực tự học, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ ở bậc sau đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của ngành giáo dục.

CTĐT ngành Sư phạm Ngữ văn được xây dựng theo định hướng ứng dụng, bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành nhằm đào tạo giáo viên phổ thông đáp ứng được thực tiễn đổi mới giáo dục của đất nước.

4. Năng lực nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có:

– Kiến thức và kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực Sư phạm Ngữ văn – Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội.

– Khả năng tự nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, thích nghi với môi trường làm việc liên quan đến lĩnh vực Sư phạm Ngữ văn – Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.

5. Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc ở các vị trí sau:

– Làm công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (các trường THCS và THPT) về lĩnh vực Sư phạm Ngữ văn, Tổ chức Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp; các trường hướng nghiệp, dạy nghề.

– Làm chuyên viên ở trong các cơ quan quản lí giáo dục như Phòng giáo dục, Sở giáo dục.

– Làm chuyên viên tư vấn, tham vấn về lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp.

– Có năng lực tiếp tục học tập để nâng cao trình độ sau đại học chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.

6. Những quyền lợi được hỗ trợ

– Có cơ hội được hưởng học bổng đầu vào của trường Đại học Hạ Long, học bổng học tập và học bổng từ các tổ chức tài trợ khác.

– Ngoài khối kiến thức cơ bản được học trên giảng đường, sinh viên còn được tham gia học tập, kiến tập, thực tập tại hệ thống các trường phổ thông công lập, dân lập và các trường quốc tế; được tham gia nghiên cứu khoa học, giao lưu trao đổi học thuật với sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước; có cơ hội học tập, trải nghiệm văn hóa giáo dục trong và ngoài nước; giao lưu trao đổi chuyên môn nghiệp vụ tại hội thi nghiệp vụ sư phạm các cấp tổ chức hàng năm; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; được tạo mọi điều kiện học tập, nghiên cứu để phát triển và thể hiện năng lực bản thân. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị và rèn luyện các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp sau này như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, xây dựng kế, quản lý hồ sơ, đánh giá kết quả học tập, tổ chức lớp học, … Thông qua đó, sinh viên sẽ phát triển được đầy đủ các phẩm chất cũng như các năng lực cần thiết để trở thành một nhà giáo chuẩn mực trong tương lai.

– Được tư vấn về chỗ ở và việc làm trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp.

– Được cố vấn học tập – giáo viên chủ nhiệm chuyên trách giúp đỡ suốt khóa học.

7. Thông tin tuyển sinh

– Tên chương trình: Ngành Sư phạm Ngữ văn (Sư phạm Ngữ văn – Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp)

– Trình độ đào tạo: Đại học

– Ngành đào tạo: Ngữ văn

– Mã số: 7140217

– Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

– Tên văn bằng: Cử nhân Sư phạm Ngữ văn

– Thời gian đào tạo: 4 năm

– Chỉ tiêu tuyển sinh: 40

– Các tổ hợp xét tuyển:

+ Tổ hợp C00: Văn, Sử, Địa

+ Tổ hợp C04: Toán, Văn, Địa

+ Tổ hợp D01: Toán, Văn, Anh

+ Tổ hợp D15: Văn, Địa, Anh

Lưu ý: Để được tư vấn thí sinh vui lòng liên hệ đến Ban tư vấn tuyển sinh của Khoa theo hotline 0987666218 (Cô Lan Hương) hoặc 0904976080 (Cô Bế Thị Thu Huyền)

BÌNH LUẬN