Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên được xây dựng năm 2023, thuộc quản lý chuyên môn của Khoa Sư phạm (thành lập theo Quyết định số 1042/QĐ-ĐHHL ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long). Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu: Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên bậc THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018) toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp.
1. Giới thiệu chung
Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên được xây dựng năm 2023, thuộc quản lý chuyên môn của Khoa Sư phạm (thành lập theo Quyết định số 1042/QĐ-ĐHHL ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long). Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu: Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên bậc THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018) toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp.
CTĐT ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các quy định xây dựng chương trình của Trường Đại học Hạ Long, đồng thời có tham khảo các chương trình cùng ngành của các trường đại học trong và ngoài nước.
CTĐT được thiết kế với 135 tín chỉ bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, trong đó, các học phần bắt buộc và học phần tự chọn được thiết kế theo lộ trình hợp lí, khoa học nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người học có thể hoàn thành hiệu quả kế hoạch học tập với đầy đủ kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc chuyên môn sau khi tốt nghiệp.
2. Thời gian đào tạo: Chính quy tập trung 04 năm
3. Mục tiêu đào tạo
3.1. Mục tiêu chung (PO)
Đào tạo cử nhân Sư phạm Khoa học tự nhiên có phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo; có năng lực chuyên môn về Khoa học tự nhiên, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học để giảng dạy, nghiên cứu, làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến khoa học tự nhiên và giáo dục tại các cơ sở giáo dục, trung tâm, viện nghiên cứu; có khả năng khởi nghiệp; giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học; có năng lực tự học, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ ở bậc sau đại học đáp ứng với các yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Sinh viên sau tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên:
– PO1: Có phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo.
– PO2: Xây dựng được kế hoạch, tổ chức, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục môn Khoa học tự nhiên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
– PO3: Phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
– PO4: Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
– PO5: Tham gia tổ chức và thực hiện được các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức cho học sinh.
– PO6: Sử dụng được ngoại ngữ, ứng dụng được công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
4. Năng lực nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có:
– Đảm nhiệm công tác chuyên môn và nghiệp vụ giáo dục về lĩnh vực giảng dạy môn Khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu xã hội.
– Chủ động tự nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, thích nghi với môi trường làm việc trong lĩnh vực giảng dạy môn Khoa học tự nhiên.
5. Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc ở các vị trí sau:
– Giảng dạy môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS.
– Làm việc tại các đơn vị quản lý giáo dục, các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất liên quan đến khoa học tự nhiên.
Tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên, người học có năng lực tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ sau đại học thuộc các chuyên ngành khoa học tự nhiên theo quy định hiện hành.
6. Những quyền lợi được hỗ trợ
– Có cơ hội được hưởng học bổng đầu vào của trường Đại học Hạ Long, học bổng học tập và học bổng từ các tổ chức tài trợ khác.
– Ngoài khối kiến thức cơ bản được học trên giảng đường, sinh viên còn được tham gia học tập, kiến tập, thực tập tại hệ thống các trường phổ thông công lập, dân lập và các trường quốc tế; được tham gia nghiên cứu khoa học, giao lưu trao đổi học thuật với sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước; có cơ hội học tập, trải nghiệm văn hóa giáo dục trong và ngoài nước; giao lưu trao đổi chuyên môn nghiệp vụ tại hội thi nghiệp vụ sư phạm các cấp tổ chức hàng năm; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; được tạo mọi điều kiện học tập, nghiên cứu để phát triển và thể hiện năng lực bản thân. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị và rèn luyện các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp sau này như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, xây dựng kế, quản lý hồ sơ, đánh giá kết quả học tập, tổ chức lớp học, … Thông qua đó, sinh viên sẽ phát triển được đầy đủ các phẩm chất cũng như các năng lực cần thiết để trở thành một nhà giáo chuẩn mực trong tương lai.
– Được tư vấn về chỗ ở và việc làm trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp.
– Được cố vấn học tập – giáo viên chủ nhiệm chuyên trách giúp đỡ suốt khóa học.
7. Thông tin tuyển sinh
– Tên chương trình: Sư phạm Khoa học tự nhiên
– Trình độ đào tạo: Đại học
– Ngành đào tạo: Sư phạm Khoa học tự nhiên
– Mã số: 7140247
– Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
– Tên văn bằng: Cử nhân Sư phạm Khoa học tự nhiên
– Thời gian đào tạo: 4 năm
– Số tín chỉ: 135
– Khoa quản lí, tổ chức giảng dạy: Khoa Sư phạm, Trường Đại học Hạ Long
– Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
– Các tổ hợp xét tuyển:
+ A00: Toán – Lý – Hóa
+ A01: Toán – Lý – Anh
+ B00: Toán – Hóa – Sinh
+ D07: Toán – Hóa – Anh
Lưu ý: Để được tư vấn thí sinh vui lòng liên hệ đến Ban tư vấn tuyển sinh của Khoa theo hotline 0976955888 (Thầy Vũ Vương Trưởng – Trưởng Khoa Sư phạm); 0987666218 (Cô Bùi Lan Hương – Phó Khoa Sư phạm) hoặc 0988866910 (Cô Nguyễn Thị Quý Kim – Trưởng Bộ môn Toán)