Trang web cá cược Baccarat uy tín

Chủ Nhật, 31/1/2021 | 19:22 GMT +7

Ý nghĩa của đôi mắt trong giao tiếp

Giao tiếp là sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin hai chiều giữa người với người. Để thực hiện hoạt động này, các chủ thể sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau gồm phương tiện bằng ngôn ngữ nói, viết và phương tiện phi ngôn ngữ. Đôi mắt là một trong những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong giao tiếp và có những ý nghĩa khác nhau.

Giao tiếp là sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin hai chiều giữa người với người. Để thực hiện hoạt động này, các chủ thể sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau gồm phương tiện bằng ngôn ngữ nói, viết và phương tiện phi ngôn ngữ. Đôi mắt là một trong những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong giao tiếp và có những ý nghĩa khác nhau.


Đôi mắt được xem là cửa sổ tâm hồn, phản ánh tâm trạng, xúc cảm, tình cảm, ý nghĩ, mong muốn của con người; biết giao tiếp bằng mắt sẽ phản ánh sự tự tin, quan tâm, chân thành và tính chân thật. Tự đôi mắt không thể biểu hiện được thái độ, tình cảm, tuy nhiên, bằng sự chuyển động linh hoạt của đôi mắt, biểu cảm qua ánh mắt và những vùng xung quanh mắt như mi mắt, lông mày…, chúng ta có thể truyền tải được nhiều thông điệp. Vì vậy, biết sử dụng đôi mắt một cách sinh động và đúng đắn sẽ góp phần tăng hiệu quả trong giao tiếp, tạo được thiện cảm cho người đối diện.

Tùy theo mục đích của cuộc giao tiếp mà chúng ta sử dụng ánh mắt phù hợp. Chẳng hạn: Ánh mắt giao dịch (Hình 1) cho phép chúng ta nhìn người đối thoại với mình ở vị trí tam giác trên trán khi tiến hành những cuộc nói chuyện công việc, điều này tạo ra một không khí và tinh thần làm việc, mục đích nghiêm túc; trường hợp ánh mắt của chúng ta không hạ thấp dưới mắt người kia sẽ giúp ta kiểm soát được diễn biến cuộc nói chuyện, ảnh hưởng mạnh đến người đối thoại. Ánh mắt xã giao (Hình 2) xảy ra khi ánh mắt của chúng ta hạ thấp hơn ánh mắt của người khác, ánh mắt này sẽ làm mất đi mọi điểm tựa trong lời nói của bạn. Ánh mắt thân mật (Hình 3) là ánh mắt đi qua đường nối mắt và hạ xuống dưới cằm đến những phần khác trên thân người đối thoại, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữa hai đối tượng giao tiếp tạo nên tình cảm thân mật, gần gũi. Ánh mắt thân mật cần được kiểm soát vì đôi khi sẽ gây ra sự hiểu lầm và bối rối cho đối tượng giao tiếp nhất là giữa nam và nữ.

Một số điểm cần lưu ý khi giao tiếp bằng mắt:

– Nhìn thẳng vào người đối thoại:

Cần nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng như bao quát toàn bộ chứ không tập trung nhìn vào một điểm nào đó trên khuôn mặt người đối thoại. Có người khi tiếp xúc với người khác thường không biết nhìn vào đâu nên lúng túng; có người luôn tìm cách lảng tránh ánh mắt của người khác, nhìn quanh, nhìn lên hoặc nhìn xuống; có người nhìn thẳng, trực diện… Những biểu hiện qua giao tiếp bằng mắt có thể đem đến một số thông điệp. Ví dụ: Không nhìn thẳng vào người khác thường được hiểu: đứng trước bạn tôi cảm thấy tự ti, kém cỏi, sợ sệt; Ánh mắt lảng tránh thể hiện sự gian dối, thiếu thành thật; Nhìn thẳng vào người đối thoại cho thấy sự thành thật, tự tin, quang minh chính đại…

– Không nhìn chằm chằm vào người khác:

Chúng ta có thể nhìn chăm chú vào một bức tranh, một bông hoa, một tấm hình…nhưng nếu nhìn quá chăm chú vào một người khi giao tiếp sẽ bị coi là mất lịch sự, làm người đó cảm thấy lo lắng, khó chịu, cảm giác như bị soi mói, có điểm gì không bình thường ở họ.

– Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không thèm để ý. Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác.

– Không đảo mắt hoặc liếc nhìn một cách vụng trộm:

Trong giao tiếp, đảo mắt, liếc nhìn một cách vụng trộm thường được xem là biểu hiện đặc trưng của những người không đàng hoàng, thậm chí gian xảo, dối trá, thâm độc. Vì vậy, khi giao tiếp, muốn di chuyển ánh mắt sang một người khác hoặc một sự vật nào đó, hãy làm điều đó một cách từ từ, nhẹ nhàng, không đảo mắt hoặc liếc nhanh vụng trộm.

– Nếu trong giao tiếp với người này, chúng ta cảm thấy thoải mái, ấm cúng thì với người khác, lại cho ta cảm giác không thoải mái, thiếu niềm tin. Điều đó chủ yếu do cách họ nhìn chúng ta, do độ dài cái nhìn…Trong giao tiếp, nếu mắt của đối tượng giao tiếp gặp mắt của chúng ta nhiều hơn 2/3 thời gian giao tiếp, điều đó biểu hiện một trong hai ý: Thứ nhất, người đó coi bạn là người rất thú vị hoặc quyến rũ, trong trường hợp này, đồng tử mắt sẽ giãn ra; thứ hai, người đó đang có thái độ thù ghét bạn và đang thách thức không lời với bạn, ở trường hợp này, đồng tử mắt sẽ co lại. Như vậy, để xây dựng mối quan hệ với người khác, ánh mắt của chúng ta phải gặp ánh mắt của đối tượng giao tiếp với mình khoàng 60 – 70% tổng số thời gian giao tiếp. Trong khi trò chuyện không bao giờ nên đeo kính đen vì sẽ tạo cho người khác cảm giác thiếu tin tưởng, không thoải mái.

– Ánh mắt chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau. Chẳng hạn: Trong giao tiếp hàng ngày, người Ả Rập, người Mỹ La tinh và người phía Nam châu Âu thường có xu hướng nhìn thẳng vào người đối diện; trong khi đó, ở một số khu vực như châu Á hay một vài quốc gia châu Phi lại ít có thói quen nhìn thẳng vào người đối thoại.

Giao tiếp thông qua ánh mắt – một trong các phương tiện phi ngôn ngữ góp phần đem lại nhiều thông điệp khác nhau tùy theo cách chủ thể giao tiếp sử dụng cách nhìn và ánh nhìn thông qua đôi mắt như thế nào. Vì vậy, khi giao tiếp, bên cạnh sử dụng ngôn ngữ nói, chúng ta cần biết kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ để tăng hiệu quả giao tiếp lẫn nhau.

Nguyễn Thị Mai Linh  (Khoa Du lịch)

BÌNH LUẬN