Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Năm, 30/6/2022 | 11:12 GMT +7

MỘT VÀI NÉT VỀ LUẬT TRẺ EM NĂM 2016

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” luôn là câu châm ngôn trong việc khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết và quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em – những chủ nhân tương lai của nhân loại. Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã và đang được toàn xã hội hết sức quan tâm. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi xảy ra không ít những vụ việc xâm hại đến trẻ em gây nên nỗi bất an và lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội.

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Vào ngày 5-4-2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật Trẻ em 2016 thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. Theo đó, Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương với 106 điều. Luật đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện ngày càng tốt hơn những quyền cơ bản của trẻ em mà Việt Nam là một trong các quốc gia phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc. Luật trẻ em đã kế thừa những quy định cơ bản của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, đồng thời sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Công ước Quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, phát triển của trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

Luật Trẻ em gồm 7 chương với 106 điều (tăng 2 Chương và 46 điều so với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004), cụ thể:

Chương I về Quy định chung; gồm 11 điều từ điều 1 đến điều 11

Chương II về Quyền và Bổn phận của trẻ em gồm 30 điều (từ điều 12 đến điều 41),

Chương III về chăm sóc và giáo dục trẻ em; gồm từ điều 42 đến điều 46

Chương IV về Bảo vệ trẻ em gồm 27 điều từ điều 47 đến điều 73

Chương V. Về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em gồm 5 điều từ điều 74 đến điều 78

Chương VI. về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em gồm 24 điều từ điều 79 đến điều 102

Chương VII. Điều khoản thi hành gồm 4 điều từ điều 103 đến điều 106.

Thứ nhất, về tên gọi, Luật trẻ em thay cho tên cũ là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Tên mới mang tính chất khái quát, có phạm vi rộng, cho phép chứa đựng được đầy đủ hơn các nội dung hoạt động liên quan quyền trẻ em.

Về định nghĩa Trẻ em, không quy định giới hạn là công dân mà thay bằng từ là Người dưới 16 tuổi.

Luật cũng bổ sung các khái niệm mới về bảo vệ trẻ em như: Chăm sóc thay thế, người chăm sóc trẻ em; xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em; bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em. Những khái niệm mới này nhằm thống nhất nhận thức, tạo cơ sở chuẩn mực pháp lý trong việc đánh giá các hành vi của xã hội trước thực tiễn hiện nay

Thứ hai, Về quyền của trẻ em: Từ điều 12 đến điều 46, bao gồm 25 điều về các nhóm quyền cuả trẻ em và 5 điều về bổn phận của trẻ em Các điều được sắp xếp theo 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em về sống, phát triển, bảo vệ và tham gia. Luật trẻ em năm 2016, kế thừa Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, các bổn phận của trẻ em được quy định cụ thể phù hợp với chế định về nghĩa vụ công dân của Hiến pháp 2013, trẻ em có bổn phận đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội, quê hương, đất nước. Đặc biệt (điều 41) quy định về bổn phận đối với bản thân trước khi có trách nhiệm với người khác, các em cần biết quý trọng giá trị của bản thân và có trách nhiệm tự bảo vệ mình.

Thứ ba, về chăm sóc và giáo dục trẻ em được qui định từ điều 42 đến điều 46 bao gồm các quy định có tính nguyên tắc, tổng quát về chính sách của nhà nước nhằm bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, làm cơ sở cho hoạch định chính sách bảo đảm thực hiện các nhóm quyền và phát triển của trẻ em.

Thứ tư, về bảo vệ trẻ em (từ điều 47 đến điều 73), khắc phục hạn chế của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, chưa quy định một cách rõ ràng các biện pháp bảo vệ trẻ em ba cấp độ, Luật trẻ em năm 2016 quy định cụ thể biện pháp bảo vệ trẻ em từ phòng ngừa, hỗ trợ đến can thiệp cùng với trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để bảo đảm trẻ em được an toàn, được hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi có nguy cơ hoặc đang bị xâm hại.

Thứ năm, về quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em (từ điều 74 đến điều 78), Luật quy định phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em và các biện pháp bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình cũng như bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Đặc biệt Luật trẻ em năm 2016 quy định điều 77 về tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em là Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và cũng là tổ chức giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyên vọng của trẻ em. Luật trẻ em năm 2016 quy định (điều 79 đến điều 102) cụ thể trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; việc tổ chức phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.

Để triển khai thi hành Luật trẻ em, Chính phủ đã ban hành  để hướng dẫn thực hiện Luật trẻ em, và còn tiếp tục ban hành những thông tư hướng dẫn trong thời gian tới.

Diệp Thủy, Khoa Môi trường

BÌNH LUẬN