Ngày 17/3, Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Hạ Long, đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn học thuật với nội dung “AI và Ứng dụng ChatGPT trong giáo dục đại học”. Ảnh 1. Đại diện lãnh đạo khoa, sinh viên chụp ảnh cùng khách mời Tham gia thảo luận, trao […]
Ngày 17/3, Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Hạ Long, đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn học thuật với nội dung “AI và Ứng dụng ChatGPT trong giáo dục đại học”.
Ảnh 1. Đại diện lãnh đạo khoa, sinh viên chụp ảnh cùng khách mời
Tham gia thảo luận, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm có thành phần khách mời là chuyên gia đến từ các cơ sở trung tâm đào tạo và các giảng viên, sinh viên trong và ngoài khoa trường Đại học Hạ Long.
Ông Phùng Danh Tú – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đã có phần giới thiệu tổng quan về ChatGPT và một số ứng dụng của nó trong giáo dục đào tạo đại học. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Học viện AI Hà Nội chia sẻ về ứng dụng tích hợp một số phần mềm có chứa công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo video 3D hữu ích. Bà Lê Thị Huyền Nga – Chuyên gia đào tạo dự án EU lĩnh vực nguồn nhân lực chia sẻ về xây dựng, phát triển năng lực khởi nghiệp các dự án trí tuệ nhân tạo. Các giảng viên, sinh viên trao đổi, thảo luận sôi nổi và có những đánh giá tích cực về tính hiệu quả giáo dục mà AI và ứng dụng ChatGPT đã đem đến.
Ảnh 2. Ông Phùng Danh Tú giới thiệu ứng dụng ChatGPT
Tại tọa đàm trao đổi và thảo luận chung, trước câu hỏi băn khoăn về tác động tiêu cực của ChatGPT với con người, Ông Phùng Danh Tú cho rằng ChatGPT có khả năng tác động đến giá trị, nhận thức, niềm tin thậm chí là ký ức của chúng ta. Với tư cách là sinh viên, người dùng để có thể sử dụng, khai thác hiệu quả tiềm năng của ứng dụng và không sa vào tiêu cực. Việc cần thiết là phát triển tư duy kiểm soát và tư duy sáng tạo của bản thân.
Ảnh 3. Toàn cảnh buổi sinh hoạt chuyên môn
Bên cạnh việc đánh giá những tác động mạnh mẽ của Chat GPT nói riêng và Trí tuệ nhân tạo nói chung đối với công tác giáo dục và đào tạo, các chuyên gia cũng đề xuất những giải pháp thay đổi để thích ứng trong thời đại mới.
Sử dụng ChatGPT trong dạy và học ở trường đại học sẽ có sự đột phá và thay đổi hoàn toàn phương pháp tiếp cận của thầy và trò. Vai trò của người thầy, người giảng viên được nâng cao và cần thiết có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Vị trí và năng lực của người học, sinh viên được hỗ trợ tối đa, tích cực hóa tiếp nhận tri thức.
Cô Phạm Thanh Huyền – Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin khẳng định tính hiệu quả của ChatGPT không thể phủ nhận. Trong thời gian tiếp theo, giảng viên và sinh viên khoa sẽ được tiếp cận để thấy rõ hơn về lịch sử và công cụ lõi cũng như những ảnh hưởng sâu sắc của ChatGPT.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn này thực sự thiết thực và có ý nghĩa nâng cao nhận thức và phương pháp tiếp cận các ứng dụng thực tiễn cho giảng viên và sinh viên trong nhà trường nói chung, giảng viên và sinh viên khoa Công nghệ thông tin nói riêng.