Trang web cá cược Baccarat uy tín

Thứ Ba, 21/5/2019 | 08:36 GMT +7

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM MẦM NON

Một bộ phận lớn sinh viên khoa Sư phạm Mầm non còn mắc các lỗi phát âm. Để giải quyết thực trạng này, các giảng viên dạy Văn cần sử dụng phối kết hợp nhiều biện pháp sửa lỗi phát âm như: Nâng cao ý thức của sinh viên về vai trò của phát âm chuẩn, tổ chức cho sinh viên thực hành các loại bài tập ngữ âm, tăng cường thực hành luyện tập theo mức độ từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM MẦM NON

                                                                                      TS.Nguyễn Thị Huân, Phó trưởng khoa KHCB

  1. Đặt vấn đề

Mác đã khẳng định: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Và để hoạt động giao tiếp (ở dạng nói, viết) diễn ra suôn sẻ, có hiệu quả thì các nhân vật giao tiếp phải có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, mà ở đây là kĩ năng sử dụng tiếng Việt, bao gồm kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Song trên thực tế, các kĩ năng này ở một bộ phận lớn người Việt Nam trên mọi miền đất nước trong đó có Quảng Ninh, cụ thể là sinh viên khoa Sư phạm Mầm non, trường Đại học Hạ Long đang là một vấn đề đáng bàn, thậm chí là đáng báo động, nhất là vấn đề phát âm lệch chuẩn dẫn tới việc đọc – nói – viết không đúng. Để từng bước giải quyết tình trạng này, chúng tôi – những giảng viên Văn, những người có vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên sửa lỗi phát âm – mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể với mong muốn góp phần sửa lỗi phát âm cho sinh viên khoa Sư phạm Mầm non.

  1. Nội dung

2.1. Biện pháp thứ nhất: Nâng cao ý thức của sinh viên về vai trò của phát âm chuẩn

Sinh viên khoa Sư phạm Mầm non được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở mầm non công lập và tư thục, môi trường sư phạm được coi là cái nôi ngôn ngữ đầu đời của trẻ mầm non. Vì thế việc giáo viên mầm non phát âm chuẩn và luôn có ý thức rèn phát âm chuẩn để chuẩn bị cho công tác giảng dạy sau này là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều sinh viên mầm non không chỉ phát âm sai mà còn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn. Vì thế biện pháp đầu tiên để sửa lỗi phát âm cho sinh viên là nâng cao ý thức của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là:

Trước khi và trong quá trình sửa lỗi phát âm cho sinh viên, giảng viên cần cho sinh viên thấy được ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục về yêu cầu phát âm đối với một giáo viên để các em thấy được tầm quan trọng của phát âm chuẩn và sự cấp thiết của việc sửa lỗi phát âm.Ví dụ: Ý kiến ủng hộ việc không tuyển giáo viên nói ngọng dạy học của PGS. TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái: Những em học sinh cấp 1,2,3 cần phải được rèn luyện ngay từ nhà trường, tôi hoàn toàn ủng hộ việc Sở GD&ĐT(Hà nội) đưa ra đề xuất không tuyển giáo viên nói ngọng dạy học. Thầy, cô giáo chính là chiếc gương để các em học sinh học tập và noi theo. Nếu những giáo viên trẻ này nói ngọng sẽ ảnh hưởng đến số đông những học sinh, sau này sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Những bạn trẻ đam mê và muốn gắn bó với nghề dạy học thì càng cần quyết tâm nhiều hơn để chữa ngọng. Có như vậy, các bạn mới có cơ hội gắn bó với công việc mà mình theo đuổi” [2]. Hoặc như ý kiến của PGS.TS Đỗ Việt Hùng: “Trước hết giáo viên phải nói chuẩn. Đấy phải là yêu cầu bắt buộc”. Ảnh hưởng của giáo viên khi nói ngọng, theo ông: “Ngoài khả năng, phương pháp giảng dạy thì khả năng diễn đạt, biểu cảm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên. Khi phát âm sai, có thể anh cũng sai về chuẩn ngôn ngữ, sai việc diễn đạt có thể dẫn tới hiểu lầm, hiệu quả bài giảng thấp. Và tất nhiên, bài làm mà viết sai chính tả sẽ không được chấm điểm cao. Giáo viên sai, trò sai theo; cái sai truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác. Điều này có thể có sức lan tỏa rất nhanh ở trường học. Thậm chí, học sinh lấy giáo viên ra làm trò đùa vì chuyện này. Cũng do đó mà khả năng thuyết phục của giáo viên sẽ bị ảnh hưởng” [3]. Hoặc ý kiến của ngay những các giáo viên trực tiếp giảng dạy như cô giáo Nguyễn Thị Diệp, giáo viên trường THCS Cát Quế B (Hoài Đức – Hà Nội: Vai trò của thầy cô giáo hết sức quan trọng. Trước đây khi tuyển vào trường sư phạm, ngoài việc phải đạt điểm văn hóa, các trường sư phạm còn phải qua một vòng sơ tuyển về chữ viết, giọng nói và hình thức/ Chữ viết chưa cần đẹp nhưng phải chân phương, dễ đọc, không sai chính tả. Khi viết bảng không được lên dốc xuống dốc. Giọng nói phát âm phải chuẩn, không ngọng, hạn chế thổ ngữ. Hình thức bình thường, không có dị tật như khoèo tay, thọt chân, lác mắt hay gù lưng. Vì giáo viên là tấm gương để học sinh nhìn vào. Nếu mắc các tật trên sẽ dẫn đến giáo viên tự hạ thấp mình trong mắt học trò, dễ bị học sinh coi thường. Việc này cần được tiếp tục phát huy, đặc biệt trong qui chế tuyển sinh các trường sư phạm nên chăng cần đưa thành tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các trường sư phạm. Mặt khác, cần rà soát lại các tiêu chuẩn trên với giáo viên đang giảng dạy để họ tự nhận ra khiếm khuyết và rèn luyện. Có thể mỗi năm kiểm tra sát hạch một lần, nếu qua 3 lần không đạt thì nên chuyển sang công tác khác, không nên trực tiếp đứng lớp [4].

Mặt khác, giảng viên còn nên đưa ra những bằng chứng về hậu quả của tình trạng phát âm lệch chuẩn. Và những bằng chứng này có thể là đôi điều tâm sự cũng có thể là một câu chuyện được đăng báo về người thật việc thật. Ví dụ như tâm sự của PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội): Mình không bao giờ nhận giáo viên nói ngọng… Trong quá trình phỏng vấn ai nói ngọng là tôi biết ngay, và dù giáo viên ấy chuyên môn có tốt đến đâu tôi cũng nhất định không nhận.Với học sinh, nhất là học sinh lớp lớn, khi nghe thầy cô nói ngọng các em cũng dễ phản cảm và khó tiếp thu. Với những học sinh cấp 1 thì điều này còn nguy hiểm hơn nhiều”. Có thể nói, với việc đưa ra các ý kiến của các nhà giáo dục, các thầy cô giáo, cùng với các câu chuyện về hậu quả của lỗi phát âm sẽ giúp cho những sinh viên đang mắc lỗi phát âm ý thức được tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc chữa lỗi phát âm.

2.2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức cho sinh viên thực hành các loại bài tập ngữ âm

Ngay khi vào kì I của năm thứ nhất, sinh viên Sư phạm Mầm non đã được trang bị kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt (âm tiết, âm vị phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu) trong học phần. Đây chính là cơ sở để giúp sinh viên phát âm chuẩn. Tuy nhiên do thời lượng dành cho nội dung này chỉ có 3 tiết nên khi học trên lớp, giảng viên không thể cung cấp một cách chi tiết, cụ thể cấu âm, vị trí phát âm của từng âm vị cho sinh viên. Vì thế để giúp sinh viên có thể mô tả và phân biệt được các âm vị, nhất là các cặp phụ âm, các vần dễ sai dễ lẫn như l/n; ch/tr; x/s; ưi/ưu; ươu/ươi; iêu/yêu… giáo viên cần xây dựng được hệ thống bài tập với nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như:

– Loại bài tập miêu tả âm vị:

Ví dụ: Âm vị /f / được miêu tả là:

  1. phụ âm môi – răng; xát – ồn – vô thanh.
  2. phụ âm môi – môi; tắc – ồn – không bật hơi – vô thanh.
  3. phụ âm môi – răng; xát – ồn – hữu thanh.
  4. phụ âm môi – môi; xát – ồn – không bật hơi – hữu thanh.

– Loại bài tập so sánh đặc điểm âm vị:

Ví dụ: Vị trí cấu âm của âm vị phụ âm đầu /s/ và /ȿ/ khác nhau ở chỗ:

  1. A. /s/ là mặt lưỡi, /ȿ/ là gốc lưỡi.
  2. B. /s/ là gốc lưỡi, /ȿ/ là mặt lưỡi.
  3. /s/ là đầu lưỡi- quặt, /ȿ/ là đầu lưỡi- lợi.
  4. /s/ là đầu lưỡi- lợi, /ȿ/ là đầu lưỡi- quặt.

– Loại bài tập vận dụng sửa lỗi phát âm :

Ví dụ: Bạn em phát âm sai âm vị /l / và /n/, em sẽ sửa sai cho bạn bằng cách nào?

2.3. Biện pháp thứ ba: Tăng cường thực hành luyện tập theo mức độ từ thấp đến cao, từ dễ đến khó

Có lẽ để sửa được lỗi phát âm thì việc tăng cường luyện tập là vô cùng quan trọng. Và để việc luyện tập có hiệu quả thì việc làm đầu tiên là các giảng viên phải khảo sát số lượng và tình trạng sinh viên phát âm chưa chuẩn cũng như đối tượng sinh viên không mắc lỗi phát âm trong lớp để phân chia những sinh viên phát âm lệch chuẩn về từng nhóm sinh viên phát âm chuẩn (thực chất đây là việc đưa sinh viên phát âm chưa chuẩn vào môi trường phát âm chuẩn) để những sinh viên phát âm chuẩn thường xuyên, liên tục hướng dẫn, nhắc nhở sinh viên phát âm chưa chuẩn trong từng tình huống cụ thể.

Cùng với đó, một mặt giảng viên yêu cầu sinh viên luyện phát âm các âm, vần, các tiếng có chứa các âm, vần, thanh điệu dễ sai, dễ lẫn kết hợp việc tìm hiểu nghĩa của các từ bằng cách tra Từ điển. Việc làm này sẽ giúp sinh viên không chỉ thêm hiểu nghĩa từ mà còn ý thức rõ ràng rằng: nếu phát âm không đúng sẽ dẫn tới tình trạng sai từ, sai thông tin trong quá trình giao tiếp. Ví dụ: lặng – nặng, lắm – nắm, no – lo, trong – chong, sa – xa, rượu – rượi, diệu –rượu, hiu –hưu…Mặt khác, giảng viên chuẩn bị hệ thống bài tập thực hành chu đáo với yêu cầu từ dễ đến khó. Ví dụ những buổi đầu luyện phát âm, giảng viên chỉ cần chú ý luyện phát âm từng âm, từng vần cho đúng ở từng sinh viên. Sau tăng dần lên luyện đọc các câu, các đoạn văn thơ nhằm mục đích nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn với nghĩa đi vào hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Sau đó luyện tập phát âm thông qua hình thức nói (hội thoại, đơn thoại), kể chuyện. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý khi lựa chọn ngữ liệu để luyện phát âm cho sinh viên, giảng viên nên lựa chọn những câu (đoạn, bài) thơ văn, bài hát, câu chuyện có ý nghĩa, hấp dẫn, vui vẻ, hài hước, phù hợp lứa tuổi. Ví dụ như:

Nếu nói lầm lẫn lần này thì lại nói lại. Nếu nói lầm lẫn lần nữa thì lại nói nữa. Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi.

Nỗi niềm chi bấy Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên

Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi.

  1. Kết luận

Có thể nói, việc sửa lỗi phát âm cho sinh viên là cần thiết và cấp bách. Mỗi giảng viên dạy văn cần có những biện pháp khác nhau và bản thân mỗi sinh viên cũng cần phải có chiến lược, kế hoạch, cách thức cụ thể để sửa lỗi phát âm cho mình. Và chỉ khi tất cả (Đảng ủy, Ban giám hiệu, đội ngũ giảng viên nhà trường, đặc biệt sinh viên) vào cuộc chiến sửa lỗi phát âm thì việc sửa lỗi phát âm cho sinh viên mới có kết quả như mong muốn.

Tài liệu tham khảo

  1. Lã Thị Bắc Lý (2015), Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
  2. Là giáo viên thì không được nói ngọng đăng trên thoibao.today ngày 24/11/2016.
  3. Truyền hình còn ngọng nữa là….đăng trên ngày 12/11/2011.
  4. Sửa ngọng cho học sinh phải bắt đầu từ giáo viên, đăng trên ngày 12/1/2012.

 

 

BÌNH LUẬN